Quy định giải quyết chế độ lương hưu khi xin nghỉ trước hạn

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi là nữ, 50 tuổi, làm công nhân may từ năm 1993 đến nay, thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) liên tục đến nay là 22 năm 6 tháng. Theo kế hoạch đến hết tháng 12 năm 2021, công ty cho tôi nghỉ hưu và được nhận lương hưu ngay sau khi nghỉ.

Do tôi bị mổ tuyến giáp, sức khỏe giảm sút nên xin nghỉ trước hạn và đang được công ty giải quyết thủ tục cho nghỉ. Vậy sau khi nhận trợ cấp thất nghiệp tôi có được chốt sổ nhận lương hưu không hay phải đủ 55 tuổi mới được? Tôi phải liên hệ cơ quan nào và làm các hồ sơ thủ tục gì để được giải quyết chế độ, và mức nhận lương hưu của tôi được bao nhiêu mức lương bình quân đóng BHXH?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau: Về điều kiện hưởng lương hưu theo quy định hiện hành tại Điều 169, Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18.11.2020 của Chính phủ; theo đó kể từ ngày 1.1.2021:

a) Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ có đủ 20 năm đóng BHXH trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035.

b) Lao động nữ có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu nếu có đủ 20 năm đóng BHXH và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Lao động nữ có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

Lao động nữ có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021).

Lao động nữ có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021) từ đủ 15 năm trở lên.

Lao động nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

c) Lao động nữ có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu, nếu có đủ một trong các điều kiện sau: Trong 20 năm đóng BHXH có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

Có đủ 20 năm đóng BHXH và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

d) Lao động nữ có 20 năm đóng BHXH mà bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì không quy định giới hạn về tuổi.

* Về cách tính lương hưu: Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 56 Luật BHXH thì lao động nữ nghỉ hưu từ tháng 1.2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì mức lương hưu hằng tháng giảm 2%.

Ngày 12.11.2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Danh mục), hiệu lực từ 1.3.2021.

Theo đó, tại Mục X (Ngành Da giày, Dệt may) có Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động. Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này có quy định: “Thời gian người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo các Quyết định, Thông tư bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều này vẫn được tính là thời gian làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho đến ngày Thông tư này có hiệu lực".

Do Bạn đọc chưa cung cấp đầy đủ thông tin về chức danh nghề đúng với Danh mục nghề, công việc ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TTBLĐTBXH nêu trên hoặc các Danh mục nghề trước đó; tháng sinh; tỷ lệ suy giảm khả năng lao động… nên BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ để trả lời cụ thể.

Đề nghị Bạn đọc liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú để được tư vấn, hướng dẫn về các nội dung Bạn đọc quan tâm.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Tạm trú ở Hà Nội không cần về quê xin xác nhận hỗ trợ COVID-19

Minh Phương |

Ông Nguyễn Nam cho biết - vợ chồng ông đều làm tự do, đang tạm trú tại quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Do ảnh hưởng dịch COVID-19, vợ chồng ông không đi làm được 2 tháng nay.  Ông có đề nghị tổ trưởng để được tiếp cận gói trợ cấp do ảnh hưởng bởi COVID-19 của chính phủ nhưng được trả lời: phải về địa phương xin giấy xác nhận chưa được nhận trợ cấp tại địa phương. "Hiện nay việc đi lại còn khó khăn. Xin hỏi, tôi phải làm thế nào" - ông Nam hỏi.

Chuyển nơi làm việc, đóng bảo hiểm xã hội thế nào để hưởng lương hưu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 8 năm qua hình thức hành chính sự nghiệp. Nếu nghỉ việc, tôi đi làm công ty. Tôi có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho đến 20 năm hoặc 25 năm để hưởng lương hưu khi về hưu không?

Bỏ trần làm thêm 40 giờ mỗi tháng, doanh nghiệp, người lao động có được lợi?

Nhóm PV |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang tổng hợp ý kiến để hoàn thiện dự thảo bỏ giới hạn làm thêm tối đa 40 giờ mỗi tháng, áp dụng tổng số giờ làm thêm tối đa 200-300 giờ mỗi năm cho tất cả ngành nghề. Việc bỏ quy định làm thêm tối đa 40 giờ mỗi tháng có thể giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, công nhân lao động có điều kiện tăng thu nhập... Để đánh giá rõ hơn về tác động của đề xuất trên, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Lê Đình Quảng - Phó Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Tạm trú ở Hà Nội không cần về quê xin xác nhận hỗ trợ COVID-19

Minh Phương |

Ông Nguyễn Nam cho biết - vợ chồng ông đều làm tự do, đang tạm trú tại quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Do ảnh hưởng dịch COVID-19, vợ chồng ông không đi làm được 2 tháng nay.  Ông có đề nghị tổ trưởng để được tiếp cận gói trợ cấp do ảnh hưởng bởi COVID-19 của chính phủ nhưng được trả lời: phải về địa phương xin giấy xác nhận chưa được nhận trợ cấp tại địa phương. "Hiện nay việc đi lại còn khó khăn. Xin hỏi, tôi phải làm thế nào" - ông Nam hỏi.

Chuyển nơi làm việc, đóng bảo hiểm xã hội thế nào để hưởng lương hưu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 8 năm qua hình thức hành chính sự nghiệp. Nếu nghỉ việc, tôi đi làm công ty. Tôi có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho đến 20 năm hoặc 25 năm để hưởng lương hưu khi về hưu không?

Bỏ trần làm thêm 40 giờ mỗi tháng, doanh nghiệp, người lao động có được lợi?

Nhóm PV |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang tổng hợp ý kiến để hoàn thiện dự thảo bỏ giới hạn làm thêm tối đa 40 giờ mỗi tháng, áp dụng tổng số giờ làm thêm tối đa 200-300 giờ mỗi năm cho tất cả ngành nghề. Việc bỏ quy định làm thêm tối đa 40 giờ mỗi tháng có thể giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, công nhân lao động có điều kiện tăng thu nhập... Để đánh giá rõ hơn về tác động của đề xuất trên, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Lê Đình Quảng - Phó Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam.