Quanh năm lội qua dòng nước dữ, người dân mòn mỏi chờ một cây cầu

Phạm Đông - Tùng Giang |

Người dân vùng cao thôn Mỏ (Bắc Giang) đã mấy chục năm chờ đợi một chiếc cầu nối liền hai khu Mỏ Trong và Mỏ Ngoài do con sông lớn chia cắt nơi đây thành hai phần riêng biệt. Chưa có cầu, người dân vẫn buộc phải chân trần lội qua dòng nước dữ bất chấp nguy hiểm rình rập.

Cuộc sống bên dòng nước dữ

Cả thôn Mỏ Trong (xã An Châu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) có khoảng 40 hộ dân bám đất sinh sống. Người dân nơi đây muốn ra khỏi làng sẽ phải lội qua con suối quanh năm nước chảy xiết. Từ người già đến người trẻ và các em nhỏ hàng ngày đi học đều phải vượt qua con sông này khi nước cạn.

May mắn hơn thôn Mỏ Trong, người dân thôn Mỏ Ngoài không phải hàng ngày vượt suối để ra xã An Châu nhưng có nhiều người lại hàng ngày phải vượt suối đi vào thôn Mỏ Trong để cày ruộng, làm nương rẫy. Mỗi khi mưa lớn, nước sông dâng cao, cả cái thôn nhỏ lại cô lập. Thôn Mỏ Trong thì không ra được ngoài, thôn Mỏ Ngoài cũng ở nhà chơi đợi nước rút do không thể đi làm.

Để vào được 2 thôn Mỏ Trong và Mỏ Ngoài, cách duy nhất là người dân phải vượt qua dòng nước dữ này. Ảnh: P.Đ
Để vào được 2 thôn Mỏ Trong và Mỏ Ngoài, cách duy nhất là người dân phải vượt qua dòng nước dữ này. Ảnh: P.Đ

Người dân quanh năm vượt sông khổ cực, hàng ngày phải đối mặt với nguy hiểm khi không có lựa chọn. Các hộ dân đã tự chung tay xây dựng một chiếc cầu tạm bợ để vượt sông.

Cầu tạm dựng lên, chưa phục vụ được nhu cần đi lại của người dân bao lâu đã bị cuốn trôi bởi cơn bão ập đến. Từ đó, họ lại “quay về những ngày tháng cũ”. Nước cạn thì lội qua, nước lớn thì nhờ người chèo thuyền đưa qua, nước lớn hơn nữa thì người dân ở nhà đợi nước cạn.

 
Những chiếc thuyền được người dân sử dụng để qua suối vào mùa mưa lũ.
Những chiếc thuyền được người dân sử dụng để qua suối vào mùa mưa lũ.

"Mấy chục năm nay, chúng tôi vẫn hàng ngày vượt sông để ra ngoài thôn. Nước nhỏ thì còn lội qua được, các cháu đi học thì người lớn dắt qua nhưng chỉ cần một trận mưa là nước dâng lên nhanh lắm. Khi ấy chỉ có nhờ người chèo thuyền đưa qua", ông Trần Đình Vũ (52 tuổi), người dân trong thôn Mỏ Trong cho biết.

Người dân chờ cầu vượt sông

Sống trên vùng cao, lại không có cầu nên nhiều năm qua, người dân hai thôn phải băng sông, vượt suối để đi lại. Chứng kiến cảnh tượng đau lòng này, đầu năm 2019, chính quyền địa phương huyện Sơn Động, đã cho khởi công xây dựng một chiếc cầu bắc ngang qua con sông phục vụ người dân thôn xóm.

Cây cầu đang được Nhà nước xây dựng để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Cây cầu đang được Nhà nước xây dựng để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Cây cầu đang được Nhà nước xây dựng để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: P.Đ

Niềm vui ấy như được bồi đắp khi qua mỗi ngày, lại gần hơn thời khắc chiếc cầu hoàn thiện những mét bê tông cuối cùng.

Chệnh choạng lội qua con suối, ông Vũ Đình Nghĩa (61 tuổi, người dân xóm Mỏ Trong) ngước nhìn lên cây cầu rồi nhoẻn miệng cười: "Chắc cũng sắp xong rồi đấy các chú ạ, cầu này xây xong là không ai phải lội suối nữa cả". Không chỉ có ông Nghĩa mà nhiều người hằng ngày đi lại qua sông đều dừng lại ngước lên nhìn cây cầu sắp hoàn thiện với khuôn mặt sáng bừng.

Cây cầu đang dần được hoàn thiện.
Cây cầu đang dần được hoàn thiện...
... để giúp người dân đi lại đỡ khó khăn.
... để giúp người dân đi lại đỡ khó khăn. Ảnh: P.Đ
Việc đi lại của người dân rất bất tiện vào mùa mưa lũ.
Việc đi lại của người dân rất bất tiện vào mùa mưa lũ. Ảnh: P.Đ

Nói về nỗi trăn trở của người dân thôn Mỏ, ông Nguyễn Việt Ước, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Động cho biết, cây cầu bắc qua thôn Mỏ Trong được xây dựng từ nguồn vốn nhà nước đầu tư. Dự kiến đến cuối năm 2019, cây cầu sẽ được hoàn thiện để giúp người dân nơi đây đi lại an toàn.

Theo chia sẻ, chiếc cầu hoạt động sẽ kết nối giao thương, giúp đời sống đi lai của người dân trở nên thuận tiện. Người dân không còn rủi ro những ngày mưa bão, cũng không còn cảnh tượng chen chúc trong chiếc thuyền nhỏ tròng trành trên mặt nước. Bên cạnh đó, trước thềm năm học mới, mọi em nhỏ khi đến trường sẽ sớm không phải chân trần lội dòng nước dữ.

Do vậy, các em học sinh thôn Mỏ đang rất háo hức chờ đợi một cây cầu mới để đến trường thuận lợi hơn. Đặc biệt, khi mùa mưa lũ và mùa đông càng đến gần thì các em sẽ không phải lội qua con sông giá buốt để đi học.

Các em học sinh mong muốn có một cây cầu mới để đến trường.
Sắp vào năm học mới, các em học sinh mong muốn có một cây cầu mới để đến trường. Ảnh: P.Đ
Phạm Đông - Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Chung tay “Xây Cầu Đến Lớp”

Quỳnh Anh |

Ngày 23.6.2019, tại TP.HCM, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.

Hãy cùng chung tay xây cầu đến lớp cho học sinh vùng khó khăn

Quỳnh Anh |

Với chủ đề “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số”, ngày 23.6.2019, tại TP. Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.

“Xây cầu đến lớp" - cần nhiều hơn những tấm lòng

LA |

Tại nhiều địa phương, học sinh vẫn phải đến trường trên những cây cầu khỉ chênh vênh hay những cầu tạm có tuổi đời gần 20 năm đã xuống cấp trầm trọng, còn cô giáo phải mất đến 4 tiếng đồng hồ để tới điểm trường… Để hành trình tri thức của các em bớt gian nan, Grab rất mong nhận được nhiều tấm lòng sẻ chia từ cộng đồng để cùng thực hiện dự án “Xây cầu đến lớp”.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Chung tay “Xây Cầu Đến Lớp”

Quỳnh Anh |

Ngày 23.6.2019, tại TP.HCM, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.

Hãy cùng chung tay xây cầu đến lớp cho học sinh vùng khó khăn

Quỳnh Anh |

Với chủ đề “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số”, ngày 23.6.2019, tại TP. Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.

“Xây cầu đến lớp" - cần nhiều hơn những tấm lòng

LA |

Tại nhiều địa phương, học sinh vẫn phải đến trường trên những cây cầu khỉ chênh vênh hay những cầu tạm có tuổi đời gần 20 năm đã xuống cấp trầm trọng, còn cô giáo phải mất đến 4 tiếng đồng hồ để tới điểm trường… Để hành trình tri thức của các em bớt gian nan, Grab rất mong nhận được nhiều tấm lòng sẻ chia từ cộng đồng để cùng thực hiện dự án “Xây cầu đến lớp”.