Quản doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ, hệ thống quản trị ở đâu?

Thế Lâm |

Con số được đưa ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc là có doanh nghiệp vốn chủ sở hữu 147 tỉ đồng nhưng lại phát hành trái phiếu hơn 7.200 tỉ đồng, nhiều gấp 47 lần vốn chủ sở hữu.

Với những con số như vậy, vấn đề kiểm soát rủi ro luôn cần được quan tâm. Tuy nhiên, có một thực tế là, cơ quan quản lý không nắm trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, loại trái phiếu này doanh nghiệp không cần phải xin phép, cũng không cần nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng để được phê duyệt, mà doanh nghiệp hoàn toàn chủ động thực hiện.

Như vậy, việc không nắm được rõ trước hết là do quy định. Chính vì thế, trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ mới bùng phát và thậm chí dấy lên cuộc chạy đua về lãi suất nóng trong thời gian qua.

Gần đây, nhiều ý kiến đề xuất nên kiểm soát trái phiếu phát hành riêng lẻ của doanh nghiệp như đối với loại trái phiếu phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhưng nếu thực hiện theo đề xuất này thì sẽ không còn có ranh giới giữa hai loại trái phiếu.

Một đề xuất nữa cũng được đề cập tới nhiều, đó là điều chỉnh quy định, khống chế hạn mức trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ để ngăn chặn rủi ro và tình trạng mất kiểm soát có thể xảy ra.

Nhưng hạn mức là bao nhiêu so với vốn chủ sở hữu vẫn là vấn đề chưa thể xác định và thống nhất. Hạn mức quá thấp thì doanh nghiệp gặp khó, còn hạn mức “vô tư”, thoải mái thì rủi ro cho nhà đầu tư và thị trường.

Quản bằng quy định mang tính hành chính bao giờ cũng có sự cứng nhắc nhất định, và khi nhận thấy không phù hợp với thực tế thấy cần phải điều chỉnh, thì lại phải mất rất nhiều thời gian.

Tuy nhiên, việc nắm bắt hay kiểm soát nếu được đặt ra, không phải là không có giải pháp để phá vỡ thế bế tắc chuyện cơ quan quản lý không nắm được lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Đó chính là công nghệ. Việc theo dõi thị trường trái phiếu hoàn toàn khả thi bằng hệ thống công nghệ số, giúp nắm bắt kịp thời và có thể thống kê nhanh chóng.

Hệ thống giao dịch điện tử của các sàn chứng khoán phức tạp thế còn có thể triển khai được, vậy thì hệ thống để quản lý, kiểm soát thị trường trái phiếu hoàn toàn khả thi.

Khi đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ dù không phải báo cáo hay xin phép, nhưng nếu có quy định buộc phải cập nhật trên hệ thống, cơ quan quản lý hoàn toàn có thể nắm bắt được một cách nhanh chóng.

Khi đó, nếu phát hiện một doanh nghiệp đã phát hành lượng trái phiếu có giá trị nhiều gấp 47 lần vốn chủ sở hữu, cơ quan quản lý hoàn toàn có thể kịp thời phát hiện và đưa ra yêu cầu báo cáo, giải thích và nếu phát hiện có vi phạm hay bất ổn, cũng hoàn toàn có thể kịp thời ngăn chặn.

Quản lý thị trường trái phiếu theo thời gian thực, bằng các công cụ công nghệ số, góp phần giúp giữ ổn định thị trường và phòng ngừa được rủi ro, thay vì cứ trông chờ vào sửa đổi quy định với mệnh lệnh hành chính báo cáo theo phương thức truyền thống qua giấy tờ.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Tài chính: "Duy nhất Tân Hoàng Minh chưa trả được nợ trái phiếu"

Nhóm PV |

Với trái phiếu doanh nghiệp, nhiều Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc liệu nhà đầu tư có đòi được nợ khi giao dịch bị huỷ không? Trưởng ngành Tài chính cho rằng, hiện nay còn duy nhất trường hợp Tân Hoàng Minh chưa trả được nợ khi huỷ giao dịch.

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp gấp 47 lần vốn chủ sở hữu

Cao Nguyên |

Bộ Tài chính có báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) năm 2021 và quý I/2022, chỉ ra nhóm 20 doanh nghiệp bất động sản có lượng phát hành TPDN nhiều nhất. Theo đó riêng trong năm 2021, nhóm 20 DN BĐS này đã vay nợ qua phát hành TPDN lên tới hơn 100.000 tỉ đồng, lãi vay từ 8-12,9%/năm. Có công ty phát hành trái phiếu DN gấp 47 lần vốn chủ sở hữu.

Hiểm họa hiện hữu từ việc phát hành trái phiếu kiểu "tay không bắt giặc"

Gia Miêu |

Mặc dù tỷ lệ trái phiếu của ngành bất động sản có tài sản bảo đảm cao, nhưng thực tế chất lượng tài sản bảo đảm lại không được như vậy do đó độ rủi ro vẫn rất lớn.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bộ trưởng Tài chính: "Duy nhất Tân Hoàng Minh chưa trả được nợ trái phiếu"

Nhóm PV |

Với trái phiếu doanh nghiệp, nhiều Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc liệu nhà đầu tư có đòi được nợ khi giao dịch bị huỷ không? Trưởng ngành Tài chính cho rằng, hiện nay còn duy nhất trường hợp Tân Hoàng Minh chưa trả được nợ khi huỷ giao dịch.

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp gấp 47 lần vốn chủ sở hữu

Cao Nguyên |

Bộ Tài chính có báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) năm 2021 và quý I/2022, chỉ ra nhóm 20 doanh nghiệp bất động sản có lượng phát hành TPDN nhiều nhất. Theo đó riêng trong năm 2021, nhóm 20 DN BĐS này đã vay nợ qua phát hành TPDN lên tới hơn 100.000 tỉ đồng, lãi vay từ 8-12,9%/năm. Có công ty phát hành trái phiếu DN gấp 47 lần vốn chủ sở hữu.

Hiểm họa hiện hữu từ việc phát hành trái phiếu kiểu "tay không bắt giặc"

Gia Miêu |

Mặc dù tỷ lệ trái phiếu của ngành bất động sản có tài sản bảo đảm cao, nhưng thực tế chất lượng tài sản bảo đảm lại không được như vậy do đó độ rủi ro vẫn rất lớn.