Quan điểm trái chiều về việc viết đơn xin việc hay đơn ứng tuyển

MINH HỒNG |

Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm trái chiều trước vấn đề viết "đơn xin việc" hay "đơn ứng tuyển" sẽ hợp lí hơn khi người lao động ứng tuyển vào vị trí mong muốn trong các công ty, doanh nghiệp.

Đã từng tham gia ứng tuyển ở nhiều vị trí công việc khác nhau, anh Nguyễn Long (sống tại quận Long Biên, Hà Nội), hiện đang là nhân viên sáng tạo nội dung quảng cáo cho một doanh nghiệp tại Hà Nội. Theo anh Long, một trong những điều khó khăn khi làm hồ sơ là viết đơn xin việc phù hợp với từng công ty.

Anh Long cho rằng, với mỗi công ty, doanh nghiệp, lại đòi hỏi một mẫu đơn xin việc khác nhau. Bên cạnh đó, mặc dù “đơn xin việc” và “đơn ứng tuyển” đều mang chung một ý nghĩa, nhưng hiện nay đã có sự phân biệt rõ ràng hơn dựa vào hình thức trình bày.

Anh Long cho rằng, mỗi môi trường làm việc khác nhau, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu những mẫu đơn xin việc khác nhau.

Trong môi trường làm việc truyền thống, đơn xin việc gần như bắt buộc và thường tập trung vào việc miêu tả kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn. Còn tại các công ty start-up (khởi nghiệp), môi trường năng động hơn, đơn xin việc thường yêu cầu phải đánh giá được sở thích, giá trị cá nhân với doanh nghiệp. Những thông tin này đều phải có "người tham chiếu", tức là lãnh đạo trực tiếp của người lao động ở công ty cũ.

"Tôi đã có thời gian xin việc ở công ty nhà nước. Chỉ một lá đơn xin việc, tôi cũng mất 3-4 lần sửa đi, sửa lại. Tôi cảm thấy rắc rối và mất rất nhiều thời gian" - anh Long tâm sự.

Anh Long cho rằng, viết đơn xin việc là hạ thấp vị trí người lao động. Ảnh: Minh Hồng.
Anh Long cho rằng, viết đơn xin việc là hạ thấp vị trí người lao động. Ảnh: Minh Hồng.

Trong khi đó, chị Hồng Minh (Cầu Giấy, Hà Nội), hiện đang làm tại một nhà xuất bản sách tại Hà Nội cho rằng, bản chất đi làm là việc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đó là sự công bằng giữa hai bên.

Sử dụng từ "xin" trong "đơn xin việc" cho thấy người lao động đang mắc kẹt trong tình trạng không có việc làm và đang nỗ lực xin việc.

"Từ "xin việc" khiến vị thế người lao động bị giảm đi. Trong khi đó, tôi cần công việc, còn công ty cũng cần nhân sự để làm việc. Đây không phải cơ chế xin - cho để được làm việc mà là sự thỏa thuận công bằng, có lợi đôi bên" - chị Minh cho hay.

Tuy nhiên, chị Minh cũng khẳng định, bản thân người lao động cũng cần phải có năng lực làm việc để ứng tuyển vào vị trí công việc. Khi người lao động chứng minh được năng lực, hiệu quả công việc đem lại cho công ty thì vị thế của họ sẽ ngang hàng với công ty, doanh nghiệp đó.

Bày tỏ quan điểm trái ngược, bạn đọc Hoàng Huy Du bày tỏ, nếu lao động đang ở thế "yếu" thì viết "đơn xin việc" là chuyện hết sức bình thường.

"Nếu chưa làm được việc lại có tính tự ái cao, rất khó để công ty, doanh nghiệp tuyển bạn vào làm việc. Bạn chỉ cần giỏi chuyên môn, lúc đó các công ty sẽ mời về làm không cần phải đi xin việc hay ứng tuyển vào làm việc" - bạn đọc Huy Du viết.

"Mang cái tôi quá lớn vào doanh nghiệp sẽ khiến công ty, lãnh đạo không muốn nhận nhân viên như vậy. Đôi khi từ "xin" không có nghĩa là xin xỏ, xin cho... mà còn là cách nói lịch sự, cầu tiến. Vả lại, nếu người lao động cứ cân đo, đong đếm, phân tích vị thế là xin việc hay ứng tuyển thì chắc chắn sẽ mãi thất nghiệp, khó phát triển hơn nữa trong sự nghiệp. Đừng mất thời gian vào những tiểu tiết này!" - bạn đọc Bùi Đức Anh viết.

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm về vấn đề này bằng cách gửi email về Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn

MINH HỒNG
TIN LIÊN QUAN

Tuổi nghỉ hưu 60-62, nhưng lao động ngoài 40 đã khó xin việc

Minh Hương |

Lao động ngoài 40 tuổi rất khó để xin việc ổn định ở công ty, dù có sức khỏe tốt, tinh thần cầu thị nhưng họ đều bị từ chối vì lí do quá tuổi.

Lao động trung niên gặp khó khi đi xin việc

Mạnh Cường |

46 tuổi, sức khỏe vẫn còn khá tốt nhưng anh Nguyễn Văn Du (Nam Định) luôn bị các công ty từ chối khi đi xin việc vì tuổi đã cao. Sau gần 1 năm không xin được việc tại các công ty, anh lại ngậm ngùi tiếp tục với công việc lắp điều hòa.

Có kinh nghiệm làm thêm công việc phù hợp sẽ là lợi thế khi đi xin việc

Chân Phúc |

Theo các nhà tuyển dụng, những sinh viên có nhiều kinh nghiệm làm thêm, đặc biệt là những công việc liên quan đến ngành học thì khả năng trúng tuyển vào các doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Liên tiếp vỡ hụi ở huyện Yên Thành, Nghệ An, công an khẳng định là vụ việc dân sự

QUANG ĐẠI |

Nhiều vụ vỡ hụi, chủ hụi ôm số tiền rất lớn rồi tuyên bố vỡ nợ hoặc bỏ trốn làm hàng trăm hộ gia đình điêu đứng. Tuy nhiên, cơ quan Công an huyện Yên Thành (Nghệ An) đều cho rằng, vụ việc chỉ có tính chất dân sự.

Vay thêm gần 300 tỉ, lãi từ margin của Chứng khoán Thành Công vẫn tụt lùi

Đức Mạnh |

Dù dư nợ cho vay margin cuối quý II đạt 474 tỉ đồng, tăng gấp đôi đầu năm nhưng lợi nhuận từ hoạt động này của Chứng khoán Thành Công vẫn giảm sâu 43% so với cùng kỳ.

Loạt dự án cao tốc, đường sắt sắp triển khai tạo đột phá vùng Đông Nam Bộ

MINH QUÂN |

Cao tốc TPHCM - Mộc Bài, TPHCM - Chơn Thành, Dầu Giây - Liên Khương, Gò Dầu - Xa Mát, đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, TPHCM - Cần Thơ,… được triển khai xây dựng thời gian tới giúp tạo đột phá hạ tầng giao thông cho vùng Đông Nam Bộ.

Thanh Nhã và những tài năng trẻ nổi bật nhất của châu Á tại World Cup 2023

NGUYỄN ĐĂNG |

Tiền vệ trẻ Nguyễn Thị Thanh Nhã của tuyển nữ Việt Nam là 1 trong 6 tài năng trẻ nổi bật của châu Á tham dự World Cup 2023, được Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) điểm mặt.

Sân bay Nội Bài đóng cửa trong chiều 18.7 để ứng phó bão số 1 Talim

Hiếu Anh |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Sân bay Nội Bài cho biết, sân bay này sẽ đóng cửa từ 13h đến 18h ngày 18.7 do ảnh hưởng của bão số 1 (bão Talim).

Tuổi nghỉ hưu 60-62, nhưng lao động ngoài 40 đã khó xin việc

Minh Hương |

Lao động ngoài 40 tuổi rất khó để xin việc ổn định ở công ty, dù có sức khỏe tốt, tinh thần cầu thị nhưng họ đều bị từ chối vì lí do quá tuổi.

Lao động trung niên gặp khó khi đi xin việc

Mạnh Cường |

46 tuổi, sức khỏe vẫn còn khá tốt nhưng anh Nguyễn Văn Du (Nam Định) luôn bị các công ty từ chối khi đi xin việc vì tuổi đã cao. Sau gần 1 năm không xin được việc tại các công ty, anh lại ngậm ngùi tiếp tục với công việc lắp điều hòa.

Có kinh nghiệm làm thêm công việc phù hợp sẽ là lợi thế khi đi xin việc

Chân Phúc |

Theo các nhà tuyển dụng, những sinh viên có nhiều kinh nghiệm làm thêm, đặc biệt là những công việc liên quan đến ngành học thì khả năng trúng tuyển vào các doanh nghiệp sẽ cao hơn.