Phụ huynh trải lòng về áp lực học đường: Cứ mỗi lần thi là con lại bệnh

PHONG LINH |

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc học sinh bị trầm cảm, tự tử vì áp lực trong học tập đã khiến nhiều phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về áp lực học đường…

Mỗi lần thi là con lại lâm bệnh

Trăn trở về nguyên nhân áp lực học đường, phóng viên báo Lao động có dịp trò chuyện cùng chị Hoàng Thị Tuyết Anh (39 tuổi, Cần Thơ) phụ huynh của một học sinh lớp 6 Trường THPT Lương Thế Vinh (quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Chị Tuyết Anh chia sẻ: “Cứ mỗi lần vào kì thi cử là con tôi lâm bệnh. Có lần, cháu còn phải nhập viện cấp cứu vì ôn tập quá căng thẳng. Tôi nói với con thành tích như thế nào cũng được, nhưng cháu cứ tự tạo áp lực cho mình khi đến trường. Tôi cũng không biết làm cách nào. Tôi và gia đình còn dự định đưa cháu đi bác sĩ tâm lí để bé được thoải mái hơn”.

Trong 2 tháng qua, có ít nhất 4 trường hợp trẻ em tìm tới cái chết do áp lực từ việc học hành. Câu chuyện của em học sinh trường chuyên 15 tuổi ở Hà Nội với lá thư tuyệt mệnh mới đây đã khiến nhiều phụ huynh không thể kìm lòng.

“Đó là chuyện đáng tiếc mà không một ai trong số phụ huynh như tôi mong muốn. Kể từ khi nhận được tin tức đó, tôi rất đau lòng. Nghĩ lại con mình đang sống hạnh phúc trong vòng tay cha mẹ, tôi thấy thương em trai đó nhiều hơn. Vì vậy, rút kinh nghiệm từ những chuyện thương tâm như thế tôi không dám tạo áp lực cho con nữa” - chị Tuyết Anh cho biết thêm.

"Cha mẹ hãy thoải mái với con"

Việc nhiều vụ thương tâm xảy ra đã dấy lên những hồi chuông cảnh báo trong học đường nói chung và tâm lí phụ huynh nói riêng. May mắn, nhiều phụ huynh phần nào giảm bớt sự kì vọng lên con, để con được tự do học tập và rèn luyện.

Chị Tuyết Anh chia sẻ: “Tôi không cần con được điểm tuyệt đối. Kể từ vụ việc đó xảy ra, nếu con đi thi điểm cao, tôi sẽ khen, tuyên dương, thưởng cho đi chơi. Nếu con điểm thấp, tôi sẽ dành thời gian cho bé ngẫm nghĩ quá trình học tập của mình. Tôi khuyên phụ huynh cũng nên dùng cách đấy. Có như vậy, các em mới phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần”.

Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, ngày nay, khẩu hiệu giáo dục không còn chỉ là “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà còn hướng tới trường học hạnh phúc. Nhưng chúng ta có đang đi đúng hướng đó hay không khi một số giáo viên chạy đua điểm số, học sinh chạy đua thành tích, vẫn còn nhiều phụ huynh gây áp lực cho con?

Đáng nói, áp lực điểm số không chỉ do chính bản thân học sinh tạo nên mà phần lớn nằm ở sự kì vọng của bố mẹ. Bất kì cha mẹ nào cũng muốn con mình học tốt, có thành tích xuất sắc trong học tập. Tuy nhiên năng lực của mỗi người là có giới hạn, do đó, khắc phục nguyên nhân này cũng là cách để gỡ rối cho con. Một nguyên nhân được quan tâm gần nhất là việc học nặng lý thuyết, học quá nhiều môn cùng một lúc trên ghế nhà trường.

Do đó, theo các nhà nghiên cứu giáo dục, phụ huynh nên tự giải quyết khó khăn của chính mình, gạt bỏ cảm xúc tiêu cực trong công việc để dành thời gian cho con, trò chuyện cùng con. Bên cạnh đó, trường học cần hơn nữa những phòng tư vấn tâm lí, tăng cường giáo viên tâm lí để học sinh được cởi mở hơn với thầy cô, để các em có nơi "nương tựa" trong những lúc khó khăn, áp lực.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8-29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần nói chung. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Vậy, nguyên nhân từ đâu?

Có rất nhiều yếu tố gây nên áp lực trong quá trình học tập. Xác định nguyên nhân này là điều hết sức cần thiết trong cá nhân học sinh, gia đình và nhà trường. Trong đó, điểm số được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra áp lực học tập. Việc đặt mục tiêu quá cao về điểm số đôi khi lại khiến bản thân học sinh cảm thấy stress, thậm chí là trầm cảm.

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ từ áp lực học hành và sự rời rạc trong các mối quan hệ

Hoa Quý |

Chỉ trong thời gian ngắn, liên tục xảy ra các vụ tự tử thương tâm ở trẻ vị thành niên mà nguyên nhân được cho là áp lực học hành, mâu thuẫn trong các mối quan hệ,... gây bàng hoàng, ám ảnh cho tất cả chúng ta. Đó là câu chuyện đau lòng không một ai muốn nhắc lại, muốn nghĩ tới. Nhưng chúng ta không nên né tránh, mà cần nhìn nhận đúng để không phải đón nhận một lần nào nữa những nỗi đau tương tự.

Dạy môn hoạt động trải nghiệm thời COVID-19: Giải tỏa áp lực sau giờ học

Thiều Trang |

Sau gần 1 học kỳ triển khai,  việc dạy và học môn Hoạt động trải nghiệm (lớp 2) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (lớp 6) đã có những tín hiệu đáng mừng khi học sinh có những trải nghiệm thú vị, ứng dụng nhiều kiến thức bài học vào thực tế, giúp các học sinh giải tỏa áp lực sau giờ học căng thẳng.

Bộ trưởng Bộ GDĐT: Mong các bậc phụ huynh đừng quá gây áp lực cho học sinh

Thiều Trang - Bích Hà |

Tại chương trình gặp mặt - biểu dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn đã ghi nhận, biểu dương các cá nhân, tập thể liên quan đến kết quả đạt được. Bộ trưởng mong rằng, các bậc phụ huynh đừng gây áp lực cho các em và học sinh không tự gây áp lực cho chính mình.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Nguy cơ từ áp lực học hành và sự rời rạc trong các mối quan hệ

Hoa Quý |

Chỉ trong thời gian ngắn, liên tục xảy ra các vụ tự tử thương tâm ở trẻ vị thành niên mà nguyên nhân được cho là áp lực học hành, mâu thuẫn trong các mối quan hệ,... gây bàng hoàng, ám ảnh cho tất cả chúng ta. Đó là câu chuyện đau lòng không một ai muốn nhắc lại, muốn nghĩ tới. Nhưng chúng ta không nên né tránh, mà cần nhìn nhận đúng để không phải đón nhận một lần nào nữa những nỗi đau tương tự.

Dạy môn hoạt động trải nghiệm thời COVID-19: Giải tỏa áp lực sau giờ học

Thiều Trang |

Sau gần 1 học kỳ triển khai,  việc dạy và học môn Hoạt động trải nghiệm (lớp 2) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (lớp 6) đã có những tín hiệu đáng mừng khi học sinh có những trải nghiệm thú vị, ứng dụng nhiều kiến thức bài học vào thực tế, giúp các học sinh giải tỏa áp lực sau giờ học căng thẳng.

Bộ trưởng Bộ GDĐT: Mong các bậc phụ huynh đừng quá gây áp lực cho học sinh

Thiều Trang - Bích Hà |

Tại chương trình gặp mặt - biểu dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn đã ghi nhận, biểu dương các cá nhân, tập thể liên quan đến kết quả đạt được. Bộ trưởng mong rằng, các bậc phụ huynh đừng gây áp lực cho các em và học sinh không tự gây áp lực cho chính mình.