Phụ huynh tìm cách dạy con tránh xa, không nhận đồ từ người lạ

Mạnh Cường |

Trẻ em thường rất tò mò, thích thú với những chiếc kẹo, đồ chơi mới nên không ngần ngại nhận, đi theo người lạ. Trước tình huống trên, phụ huynh cần thực hiện các phương pháp dạy con tránh xa, không nhận đồ từ người lạ.


Chủ đề bảo vệ con trước những lời dụ dỗ của người lạ không phải mới. Tuy nhiên, khi trào lưu giả làm người thân để "troll" trẻ em trên TikTok trở thành viral với hơn 10 triệu lượt xem lại khiến nhiều phụ huynh cực kỳ lo ngại.

Do đó, nhiều phụ huynh đã nhanh chóng tìm hiểu thông tin, tìm cách dạy con tránh xa, không nhận đồ người lạ.

Mặc dù trên lớp học đã dạy cách giúp trẻ phân biệt người quen, người lạ, từ chối nhận đồ từ người lạ nhưng chị Nguyễn Thị Thúy (24 tuổi, Nam Định) vẫn khá lo lắng. Vì thế, chị thường xuyên lên mạng tìm hiểu các cách phòng tránh, xem lại camera trên lớp để dạy con ở nhà khi rảnh.

Chị Thúy vẫn thường lên mạng tìm hiểu, xem lại camera trên lớp để giúp con phòng tránh nguy hiểm (Ảnh NVCC)
Chị Thúy vẫn thường lên mạng tìm hiểu, xem lại camera trên lớp để giúp con phòng tránh nguy hiểm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Thúy đã nhờ chồng đóng giả thành một người lạ vào chơi với con lúc bố mẹ vắng nhà.

Để con không phát hiện, chồng chị còn sử dụng điện thoại giả giọng người khác mời mọc các con rất nhiều đồ chơi bắt mắt và bánh kẹo.

Nếu như các con từ chối không nhận đồ từ người lạ, chị sẽ đi ra khen ngợi. Sau đó, mua cho các con những món ăn ngon để làm phần thưởng khích lệ, giúp con ghi nhớ, lần sau cứ thế thực hiện.

Ngược lại, nếu các con nhận đồ từ người lạ, chị sẽ để chồng doạ nạt. Đến khi con òa khóc chị mới chạy ra giải cứu, chỉ ra bài học và khuyên các con không được đi theo người lạ.

Một tuần chị sẽ thực hiện từ 1 đến 2 lần để các con hình thành thói quen bền vững.

Trao đổi với phóng viên, chị Vũ Thị Nga (28 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, chị thường dạy con không nhận đồ từ người lạ bằng cách cho con xem các chương trình tivi hàng ngày về vấn đề này.

Nên ưu tiên các chương trình hoạt hình vì như thế con sẽ thích xem hơn.

Đồng thời, hãy xem các chương trình bằng tiếng Việt nếu con đã đủ lớn, nhận thức được các lời nói của nhân vật trong phim.

Chị Nga để con xem các chương trình bảo vệ bản thân trên tivi để rèn thói quen không nhận đồ từ người lạ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Chị Nga để con xem các chương trình bảo vệ bản thân trên tivi để rèn thói quen không nhận đồ từ người lạ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ngày nào chị cũng cho con xem ít nhất một lần để con không quên. Đến lần thứ ba (ngày thứ ba) chị sẽ ngồi xem cùng con. Vừa xem chị vừa hỏi nhân vật trong đó làm thế nào khi có người lạ cho đồ, đón đi chơi mà không phải bố mẹ.

Nếu con trả lời đúng chị sẽ vỗ tay và dành những lời khen ngợi, thậm chí mua quà cho con. Nếu con trả lời sai chị sẽ giải thích và hỏi lại đến khi con trả lời đúng thì dừng.

Hiện tại, con chị đã nhớ như in, ngoại trừ bố mẹ và những người thân thường bế thì bé không theo hay nhận quà từ người khác.

Ngoài ra, chị Nga cũng mua sách có hình nhân vật và chữ kích thước lớn về tình huống này để con xem.

Sau đó rủ các bạn khác đến nhà cùng đọc sách với con và hỏi phải làm thế nào. Khi có bạn bè cùng xem, con sẽ chăm chỉ, muốn “thể hiện” hơn là tự học một mình.


Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân nhiều người trẻ ra trường làm trái ngành học

Mạnh Cường |

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các chuyên gia từ Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, có đến 24% sinh viên ra trường làm trái ngành. Vậy nguyên nhân là gì?

Người trẻ loay hoay kiểm soát chi tiêu cá nhân

Cam Ly |

Phân bổ các khoản chi tiêu hàng tháng sao cho hợp lý vẫn luôn là vấn đề nan giải. Với nhiều người trẻ hiện nay, dù đã cố kiểm soát chi tiêu cá nhân nhưng không thể tránh khỏi có những tháng phát sinh tiền quá cao so với dự tính.

Cách để cha mẹ tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi nuôi dạy con

THANH THANH (THEO BOLDSKY) |

Theo trang Boldsky, nuôi dạy con là một trong những công việc đầy thử thách nhưng mang đến niềm vui và hạnh phúc. Quá trình này trở nên đơn giản nếu cha mẹ thực hiện một cách có tổ chức và lên kế hoạch tốt.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Nguyên nhân nhiều người trẻ ra trường làm trái ngành học

Mạnh Cường |

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các chuyên gia từ Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, có đến 24% sinh viên ra trường làm trái ngành. Vậy nguyên nhân là gì?

Người trẻ loay hoay kiểm soát chi tiêu cá nhân

Cam Ly |

Phân bổ các khoản chi tiêu hàng tháng sao cho hợp lý vẫn luôn là vấn đề nan giải. Với nhiều người trẻ hiện nay, dù đã cố kiểm soát chi tiêu cá nhân nhưng không thể tránh khỏi có những tháng phát sinh tiền quá cao so với dự tính.

Cách để cha mẹ tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi nuôi dạy con

THANH THANH (THEO BOLDSKY) |

Theo trang Boldsky, nuôi dạy con là một trong những công việc đầy thử thách nhưng mang đến niềm vui và hạnh phúc. Quá trình này trở nên đơn giản nếu cha mẹ thực hiện một cách có tổ chức và lên kế hoạch tốt.