Phóng sinh tháng 7: Nước mắt mùa Vu Lan

Nguyên Đức |

Tổ chức phóng sinh từ quan điểm Phật giáo đã có những biến tấu, đi ngược lại chính quan điểm ban đầu, nhất là trong mùa Vu Lan.

Hôm nay là ngày 14.7 âm lịch, ngày đầu tổ chức lễ hội Vu Lan, ngày thể hiện đạo hiếu theo quan điểm của Phật giáo Đông phương, với sự tích “Mục Kiền Liên cứu mẹ”.

Với nhiều người, ấn tượng của Vu Lan chính là ngày Rằm tháng 7 này, với tục phóng sinh được tổ chức nhiều nơi, mong cầu biểu hiện ân đức hiếu tử, đức từ bi theo tôn chỉ nhà Phật.

Song, trên thực tế, thời gian gần đây, diễn biến tổ chức phóng sinh từ quan điểm Phật giáo đã có những biến tấu dị tượng, đi ngược lại chính quan điểm ban đầu và ngày càng thể hiện sự sai lạc về đạo đức xã hội.

Muôn vật cầu sinh?

Trong bài viết này, người viết xin viện dẫn bức hình đang nổi lên trên các trang mạng xã hội những ngày gần đây, cùng những lời cảnh tỉnh số đông không nên lạm dụng tổ chức phóng sinh bừa bãi.

Ấy là những lồng chim nhốt chật chim chóc ở trong, những bầy chim bị đánh bắt buộc chặt bày ra, chờ người ta mua về phóng sinh.

Bức hình đã tạo xôn xao dư luận, bởi câu hỏi: Phóng sinh để làm gì, và những gì đang diễn ra có đi ngược lại bản chất vấn đề, với quan niệm “muôn vật cầu sinh”?

Trong các truyện cổ Phật giáo và giáo lý nói chung, thường có các câu chuyện về đức nhân, từ bi hỉ xả, cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh.

Đơn cử câu chuyện và bài hát nổi tiếng về loài chim Oanh Vũ chăm lo báo hiếu cho cha mẹ, đã làm rơi nước mắt và cảm động biết bao thế hệ con người.

Tục phóng sinh có thể đi ra từ những câu chuyện này, đơn giản là những người làm nghề chăn bắt chim muông có một ngày nguyện buông tha cho những sinh vật vướng bẫy mắc lưới được trở về cuộc sống tự do.

Dù đến thế nào, hành động buông tay cứu sinh ở một giai đoạn nhất định cũng giúp cứu mạng cho nhiều sinh linh vô tội, vẫn có giá trị cảnh tỉnh hành vi cho nhiều người.

Nhưng thật đáng tiếc, với hoạt động tổ chức phóng sinh hiện nay, lan tỏa từ các đền chùa, cho đến tư gia, xã hội đang làm biến thiên một hoạt động tâm lý xã hội được coi là tích cực thành trào lưu tiêu cực.

Sự biến tướng này gây nguy hại cho cả tâm lý con người lẫn môi trường sinh thái tự nhiên, đi ngược lại hoàn toàn tiêu chí vận động “muôn vật cầu sinh” của Phật giáo.

Nước mắt mùa Vu Lan?

Sự thật đã được ghi nhận từ dư luận trong những năm qua, nhất là những năm gần đây, là hiện tượng phóng sinh đã trở thành một tập tục xấu, làm sai lạc tư tưởng.

Cộng đồng đã không ít lần chỉ ra, đưa hình ảnh đau lòng về những hành vi gọi là “cứu mạng” những con vật vô tội, bằng cách săn bắt chim thú, nhốt lại, bẻ cánh vặt lông, đưa vào đền chùa tổ chức lễ phóng sinh rầm rộ, mưu cầu tạo ân đức hiếu đễ với người đã mất, với cha mẹ…

Nhưng những con vật tội nghiệp ấy sau khi được thả ra, thì đã thương tật, bị bắt lại, lại bị đưa vào lồng bán phóng sinh và cứ tiếp tục bị hành hạ cho đến chết.

Ngay cả nhiều con vật được thả ra, nhưng môi trường xung quanh không phù hợp, như chim rừng thả giữa đô thị, cá nước mặn thả vào ao hồ nước ngọt… đều dẫn đến cái chết. Với quan điểm hiếu sinh của nhà Phật, cách hành xử như vậy, quả thật không thoả đáng, nếu không muốn nói là "ác tâm".

Điều đáng nói là càng vào những ngày lễ lạt, hiện tượng phóng sanh bị biến tấu sai lệch này lại càng phổ biến, càng khiến lòng người thêm bức xúc.

Thật sự đã đến lúc, dư luận xã hội phải có những cảnh tỉnh cần thiết, lên án rõ ràng những hành vi sai lệch, ảnh hưởng tâm lý xã hội và tác động xấu đến cả môi trường sống.

Đơn cử một địa phương có hàng ngàn con chim vô tội bị đánh lưới, dĩ nhiên sinh thái tự nhiên ở vùng đó sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, sâu hại mùa màng xuất hiện.

Tất cả gióng lên hồi chuông cảnh báo sự xâm hại của hành vi con người đến môi trường sống. Nhất là sự biến tướng tiêu cực, sai lệch đi quan điểm đạo đức, luân lý đề ra, cộng đồng xã hội sẽ đi đến những nhận thức nguy hại thế nào?

Nước mắt mùa Vu Lan, là lời cảm thán của nhiều người, trong chính một ngày sẽ diễn ra lễ hội hôm nay, bởi sự xâm hại của con người đến sinh vật sống và môi trường sống xung quanh, đến tâm thức xã hội và những giá trị luân lý.

Mong sao, ngay từ lễ Vu Lan này, những giọt nước mắt thương cảm ấy sẽ dừng chảy và cuộc sống sẽ được người người đón nhận một cách nhân ái, từ tâm hơn.

Nguyên Đức
TIN LIÊN QUAN

Cần hiểu rõ về việc phóng sinh ngày lễ Vu Lan để tránh "tận diệt" sinh vật

MINH HÀ - QUỲNH ANH |

Hiện nay, nhiều người đang thiếu hiểu biết về việc phóng sinh khiến phong tục này trở nên biến tướng, vô tình tiếp tay cho việc săn bắt, tận diệt động vật.

Lắng mình trong những giai âm về mẹ cha ở “Ơn nghĩa sinh thành” mùa Vu Lan

Bình An |

Kịch bản đêm nhạc “Ơn nghĩa sinh thành” mùa Vu Lan xâu chuỗi cảm xúc trong những ca khúc nổi tiếng về tình mẫu tử, phụ tử như “Gặp mẹ trong mơ”, “Gánh mẹ”, “Huyền thoại mẹ”, “Ba kể con nghe”…

Giới trẻ nghĩ thế nào về chữ Hiếu trong mùa lễ Vu Lan?

Huyền Chi |

Vu Lan là dịp lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch. Vào ngày này, người trẻ nghĩ gì về truyền thống báo hiếu, tri ân công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ?

Vu Lan báo hiếu: Hãy báo hiếu khi cha mẹ còn sống

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Lễ Vu Lan là dịp để những người con có dịp nhớ tới cha mẹ, lấy đó là dịp để nhắc nhở chúng ta không được quên ơn dưỡng dục sinh thành.

Hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa Vu Lan báo hiếu

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Vu Lan là ngày của các nước Á Đông thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7, với mục đích lễ tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tỏ lòng hiếu thuận với các bậc sinh thành.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Cần hiểu rõ về việc phóng sinh ngày lễ Vu Lan để tránh "tận diệt" sinh vật

MINH HÀ - QUỲNH ANH |

Hiện nay, nhiều người đang thiếu hiểu biết về việc phóng sinh khiến phong tục này trở nên biến tướng, vô tình tiếp tay cho việc săn bắt, tận diệt động vật.

Lắng mình trong những giai âm về mẹ cha ở “Ơn nghĩa sinh thành” mùa Vu Lan

Bình An |

Kịch bản đêm nhạc “Ơn nghĩa sinh thành” mùa Vu Lan xâu chuỗi cảm xúc trong những ca khúc nổi tiếng về tình mẫu tử, phụ tử như “Gặp mẹ trong mơ”, “Gánh mẹ”, “Huyền thoại mẹ”, “Ba kể con nghe”…

Giới trẻ nghĩ thế nào về chữ Hiếu trong mùa lễ Vu Lan?

Huyền Chi |

Vu Lan là dịp lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch. Vào ngày này, người trẻ nghĩ gì về truyền thống báo hiếu, tri ân công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ?

Vu Lan báo hiếu: Hãy báo hiếu khi cha mẹ còn sống

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Lễ Vu Lan là dịp để những người con có dịp nhớ tới cha mẹ, lấy đó là dịp để nhắc nhở chúng ta không được quên ơn dưỡng dục sinh thành.

Hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa Vu Lan báo hiếu

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Vu Lan là ngày của các nước Á Đông thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7, với mục đích lễ tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tỏ lòng hiếu thuận với các bậc sinh thành.