Phân hạng giáo viên là không phù hợp với thực tế

TRẦN NGỌC HÀ- GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ (HÀ TĨNH) |

Theo đại diện Bộ Nội vụ, việc phân hạng giáo viên căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của vị trí việc làm. Tuy nhiên, nội dung nói trên không phù hợp thực tế ngành của ngành giáo dục.

Ngày 9.3, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tư Long - Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) cho biết:

“Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được xây dựng căn cứ vào tiêu chuẩn của từng hạng chức danh nghề nghiệp đó. Tiêu chuẩn thì phải căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của vị trí việc làm và thể hiện năng lực, trình độ tương ứng với vị trí việc làm”.

Về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, ông Nguyễn Tư Long nói thêm: “Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức danh nghề nghiệp thì các bộ chuyên ngành phải tổ chức các lớp bồi dưỡng để đội ngũ giáo viên đáp ứng được các tiêu chuẩn đó và ai hoàn thành lớp bồi dưỡng thì sẽ được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp”.

Nguyên tắc nói trên là ở góc độ lý thuyết chung của cơ quan quản lý nhà nước về viên chức, nhưng không phù hợp với thực tế giáo dục.

Theo Luật Giáo dục 2019, nhiệm vụ của nhà giáo là giảng dạy và giáo dục theo kế hoạch, chương trình giáo dục.

Từ xưa đến nay, giáo viên chỉ có một việc, nhiệm vụ duy nhất, suốt đời là đi dạy. Giáo viên học chuyên ngành nào thì dạy chuyên ngành đó: Học Văn dạy Văn, học Toán dạy Toán, học Thể dục dạy Thể dục...từ khi ra trường đến khi về hưu.

Trong các cơ sở giáo dục, có một số rất ít giáo viên làm các chức danh quản lý như Hiệu trưởng, Hiệu phó (nhưng vẫn giảng dạy một số tiết); một số giáo viên có thêm chức danh kiêm nhiệm khác như Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư chi bộ..., nhưng nhiệm vụ chính của họ vẫn là giảng dạy và giáo dục.

Do đó, phân hạng giáo viên theo vị trí việc làm là không phù hợp thực tế, vì đội ngũ giáo viên cơ bản chỉ có một vị trí việc làm.

Xét theo vị trí việc làm, trong các cơ sở giáo dục có 3 vị trí: Lãnh đạo (Hiệu trưởng-Phó Hiệu trưởng); Giáo viên kiêm nhiệm (Tổ trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư chi bộ...); và giáo viên bình thường. Các chức danh kiêm nhiệm cũng không ổn định, liên tục.

Do đó, nếu tổ chức bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên, thì cũng chỉ nên bồi dưỡng theo vị trí việc làm nói trên. Người làm công tác quản lý thì bồi dưỡng về công tác quản lý giáo dục, người làm công tác kiêm nhiệm ở vị trí nào thì bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng của vị trí đó.

Còn tất cả giáo viên bình thường thì cần được bồi dưỡng như nhau, bố trí theo từng môn học, để đi sâu vào chuyên môn, nâng cao chất lượng chuyên môn.

Việc căn cứ vào bằng cấp đào tạo, thành tích trong một số cuộc thi giáo viên giỏi, bằng khen, giấy khen...để phân hạng giáo viên là không hợp lý, vô hình trung kích thích “cuộc đua” bằng cấp, thành tích, khen thưởng.

Nếu xem giáo dục là dịch vụ công, thì chất lượng giáo viên phải khẳng định bằng chất lượng “sản phẩm” (học sinh), sự hài lòng, đánh giá của đối tượng giáo dục (học sinh), liên tục kiểm định và cạnh tranh từ góc độ này.

TRẦN NGỌC HÀ- GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ (HÀ TĨNH)
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: 188 ứng viên dự thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tỉnh

QUANG ĐẠI |

Sau 10 năm gián đoạn, Sở GDĐT Nghệ An tái tổ chức kỳ thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tỉnh, với sự tham gia của 188 ứng viên đến từ các đơn vị trực thuộc.

Chương trình bồi dưỡng chức danh của giáo viên mầm non: Quá rộng, quá nặng

QUANG ĐẠI |

Trong chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, có nội dung về quy trình xây dựng, ban hành quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, UBND các cấp.

Giáo viên tiểu học "kêu khổ" vì tiêu chuẩn bằng cấp hạng I quá cao

QUANG ĐẠI |

Hiện tỉ lệ giáo viên tiểu học có bằng thạc sĩ tại nhiều tỉnh chưa tới 1%. Nhiều giáo viên bức xúc cho rằng yêu cầu giáo viên tiểu học hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên là quá cao.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Nghệ An: 188 ứng viên dự thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tỉnh

QUANG ĐẠI |

Sau 10 năm gián đoạn, Sở GDĐT Nghệ An tái tổ chức kỳ thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tỉnh, với sự tham gia của 188 ứng viên đến từ các đơn vị trực thuộc.

Chương trình bồi dưỡng chức danh của giáo viên mầm non: Quá rộng, quá nặng

QUANG ĐẠI |

Trong chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, có nội dung về quy trình xây dựng, ban hành quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, UBND các cấp.

Giáo viên tiểu học "kêu khổ" vì tiêu chuẩn bằng cấp hạng I quá cao

QUANG ĐẠI |

Hiện tỉ lệ giáo viên tiểu học có bằng thạc sĩ tại nhiều tỉnh chưa tới 1%. Nhiều giáo viên bức xúc cho rằng yêu cầu giáo viên tiểu học hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên là quá cao.