Nuôi tôm ở bãi sông Rào Cái, cản trở tiêu thoát lũ

TRẦN TUẤN |

Tình trạng nuôi tôm ở bãi sông Rào Cái, nhất là đoạn qua địa phận huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) diễn ra từ lâu nhưng chưa được xử lý triệt để, ảnh hưởng việc tiêu thoát lũ và vi phạm hành lang đê điều.

Tồn tại chậm xử lý

Ghi nhận của phóng viên Lao Động, hiện bãi sông Rào Cái qua các xã Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Khê của huyện Thạch Hà và Đồng Môn (Thành phố Hà Tĩnh) đang được sử dụng nuôi tôm với diện tích nhiều ha. Những hồ tôm lớn được đắp bờ rộng, cao, vững chắc từ hành lang đê ra đến bờ sông. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ của sông, gián tiếp ảnh hưởng đến an toàn của tuyến đê Hữu Phủ.

Ông Dương Kim Huy - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn - cho biết, có 4 hộ dân đang nuôi tôm ở bãi sông Rào Cái dọc theo đê Hữu Phủ với diện tích hơn 3ha. Việc nuôi tôm này đã diễn ra từ năm 2002 đến nay. Trước đây, chính quyền xã làm hợp đồng cho thuê đất bãi bồi ven sông để nuôi. Nhưng từ năm 2015 đến nay, xã không có thẩm quyền cho thuê đất bãi sông nữa nên hiện không có hợp đồng cho thuê với xã. Tuy nhiên, xã cũng chưa quyết liệt xử lý nên các hộ đang tiếp tục nuôi.

Nuôi tôm bãi sông Rào Cái ở xã Tượng Sơn. Ảnh: Trần Tuấn.
Nuôi tôm bãi sông Rào Cái ở xã Tượng Sơn. Ảnh: Trần Tuấn

Tại xã Thạch Lạc, ông Trần Văn Trung - cán bộ Địa chính xây dựng-Nông thôn mới xã - cho biết, ở bãi sông Rào Cái qua địa bàn xã có 5 hộ dân nuôi tôm với diện tích hơn 2ha. Trước đây, được xã hợp đồng cho thuê đất, nhưng từ năm 2015 đến nay xã không cho thuê nữa. Diện tích này, người dân đang nuôi quảng canh 1 vụ, thời gian còn lại chủ yếu tận dụng để bắt tôm tự nhiên.

Khu vực nuôi tôm ở xã Thạch Lạc. Ảnh: Trần Tuấn.
Khu vực nuôi tôm ở xã Thạch Lạc. Ảnh: Trần Tuấn

Tại xã Thạch Khê, có 3 hộ dân đang để lại hiện trạng hồ nuôi tôm cũ trước đây, giờ không nuôi nữa nhưng vẫn quản lý dùng bắt tôm, cá tự nhiên ngoài đê ở bãi sông thuộc thôn Đồng Giang với diện tích 3ha. Xã Đồng Môn cũng có nhiều hồ tôm đang nuôi ngoài đê ở bãi sông Rào Cái.

Cản trở tiêu thoát lũ, muốn xử lý dứt điểm

Về vi phạm nuôi tôm trên địa bàn, ông Dương Kim Huy - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn - thừa nhận, không chỉ ảnh hưởng thoát lũ mà còn vi phạm hành lang bảo vệ đê Hữu Phủ. “Tới đây, chúng tôi kiến nghị phải phá dỡ, phải xử lý dứt điểm luôn” - ông Huy chia sẻ.

“Tất nhiên có ảnh hưởng, cản trở dòng chảy khi mưa, lũ về” - ông Trần Văn Trung - cán bộ Địa chính xây dựng-Nông thôn mới xã Thạch Lạc - thừa nhận khi nói về tình trạng nuôi tôm ở bãi sông ngoài đê Hữu Phủ trên địa bàn. Ông Trung cũng chia sẻ thêm rằng, muốn UBND huyện Thạch Hà giải quyết dứt điểm, không cho nuôi tôm ở đó nữa để đảm bảo tiêu thoát lũ tốt hơn.

Nuôi tôm trái phép ở xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn.
Nuôi tôm trái phép ở xã Đồng Môn, Thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn

Chiều 17.9, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Đồng Môn (Thành phố Hà Tĩnh) - cho biết, địa bàn hiện có 3 hộ dân đang nuôi tôm ngoài đê thuộc bãi sông Rào Cái với diện tích gần 1ha.

Việc nuôi tôm ở đây là trái quy định, xã cũng đã có nhiều văn bản yêu cầu giải tỏa, chấm dứt nuôi. Tuy nhiên, họ vẫn chưa chấp hành. Ông Anh cũng thừa nhận, chính quyền chưa quyết liệt trong vấn để xử lý vi phạm, chấm dứt hoạt động nuôi trái phép này. “Tới đây, chúng tôi phải quyết liệt hơn để giải tỏa dứt điểm” - ông Anh nói.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Xử lý vụ nước hôi thối từ hồ nuôi tôm xả thẳng ra biển trước 30.8

LÊ PHI LONG |

Chính quyền địa phương đã có chỉ đạo liên quan đến phản ánh của báo Lao Động việc các hồ nuôi tôm ven biển xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) ngang nhiên vi phạm, không đảm bảo hệ thống thu gom, hồ lọc xử lý nước thải mà xả thẳng ra biển.

"Nuôi tôm siêu thâm canh sẽ trở thành siêu ô nhiễm"

NHẬT HỒ |

Đó là cảnh báo của ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu. Bởi, hiện nay mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, siêu thâm canh mật độ cao chưa được quy hoạch. Nhiều tỉnh tăng trưởng nóng trong khi chưa thực hiện tốt xử lý môi trường.

Nước mắt người nuôi tôm hùm thị xã Sông Cầu Phú Yên sau cơn bão số 12

Nhiệt Băng |

Nhiều người dân ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) trắng tay sau bão số 12, vì hàng nghìn con tôm hùm bị "uống" nước . Người dân cho rằng nước lũ về quá nhanh, không kịp trở tay. Giờ đây, nhiều người lâm cảnh nợ nần, lo sợ bị ngân hàng siết nhà cửa.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Xử lý vụ nước hôi thối từ hồ nuôi tôm xả thẳng ra biển trước 30.8

LÊ PHI LONG |

Chính quyền địa phương đã có chỉ đạo liên quan đến phản ánh của báo Lao Động việc các hồ nuôi tôm ven biển xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) ngang nhiên vi phạm, không đảm bảo hệ thống thu gom, hồ lọc xử lý nước thải mà xả thẳng ra biển.

"Nuôi tôm siêu thâm canh sẽ trở thành siêu ô nhiễm"

NHẬT HỒ |

Đó là cảnh báo của ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu. Bởi, hiện nay mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, siêu thâm canh mật độ cao chưa được quy hoạch. Nhiều tỉnh tăng trưởng nóng trong khi chưa thực hiện tốt xử lý môi trường.

Nước mắt người nuôi tôm hùm thị xã Sông Cầu Phú Yên sau cơn bão số 12

Nhiệt Băng |

Nhiều người dân ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) trắng tay sau bão số 12, vì hàng nghìn con tôm hùm bị "uống" nước . Người dân cho rằng nước lũ về quá nhanh, không kịp trở tay. Giờ đây, nhiều người lâm cảnh nợ nần, lo sợ bị ngân hàng siết nhà cửa.