Nước thải đen ngòm, hôi thối xả thẳng ra biển

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Sau khi bị dư luận phản ánh, mặc dù đã được Sở TNMT tỉnh Quảng Bình yêu cầu xử lý nhưng phần lớn các hồ nuôi tôm ven biển xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy) vẫn ngang nhiên vi phạm, không đảm bảo hệ thống thu gom, hồ lọc xử lý nước thải mà xả thẳng ra biển.

Theo đó, xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy) nhiều năm nay đã triển khai mô hình nuôi tôm với quy mô mặt nước lên tới hàng chục ha, tuy nhiên theo phản ánh của người dân thì tình trạng các hồ nuôi tôm này xả thải ra môi trường đã gây ô nhiễm môi trường, bức xúc dư luận.

Theo quan sát của báo Lao Động, tại khu vực biển làng Tân Hòa (xã Ngư Thủy Bắc) có hàng chục ống dẫn nước thải từ các hồ nuôi tôm được dẫn ra tận tới biển, một số khác được xả xuống ngay các khe do người nuôi tôm đào hoặc các khe nước đã cạn từ lâu, tạo thành một dòng chảy đen ngòm chạy thẳng ra biển.

Nước thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Ảnh: H.L
Nước thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Ảnh: H.L

Trong đó có nhiều ống xả có đường kính lớn lên tới 20cm. Đáng nói hơn, không chỉ xả ra biển, nhiều ống xả thải còn được đào sâu vào đất, chôn vùi dưới cát và không ai biết nó dẫn đi đâu cả.

Tại đây, nước xả thải có màu nâu đậm, thậm chí là màu đen và xanh lục, bốc mùi xuất phát từ các hồ nuôi tôm theo các ống dẫn chảy ra khe nước gần đó rồi đổ thẳng ra biển.

Đặc biệt, trên đoạn đường ĐT 569 - tuyến đường chính của người dân xã Ngư Thủy Bắc nếu muốn đi vào các xã ở trung tâm, nhiều hồ tôm vẫn ngang nhiên xả thải ra ngay bên vệ đường.

Người dân làng Tân Hòa cho biết, họ thường xuyên thấy các hồ tôm xả thải mỗi khi đi qua đoạn đường này, hầu như nước thải cứ chảy cả ngày không ngừng nghỉ.

“Tôi ngày nào cũng đi qua đây để vào chợ ở xã Liên Thủy bán cá đều thấy nước thải nâu đục chảy ra cái khe nước kia cả, vào những ngày nắng bốc lên cũng hôi lắm, nhưng không thấy chính quyền xử lý gì cả” - một người dân địa phương cho biết.

Theo phản ánh của người dân, khu vực nước thải từ các hồ nuôi tôm được xả trực tiếp ra môi trường chỉ bốc mùi hôi nhẹ, nhưng gần bờ biển, nơi nước thải đọng lại thì bốc mùi hôi thối rất nặng, đất đai xung quanh cũng bị đổi màu và có mùi.

Video về tình hình thực tế ghi nhận tại xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy). Thực hiện: H.L

Theo quan sát, đoạn bờ biển nơi các hồ tôm xả thải có cát màu đen bị vấy bẩn từ lâu, chảy ra từ các khe nước gần đó, nước biển gần bờ tại đoạn này cũng có màu vẩn đục. Các ống xả thải dẫn thẳng ra biển cũng được gia cố bằng các cọc nhọn dày đặc, gây mất cảnh quan cũng như nguy hiểm cho người dân mưu sinh ở khu vực này.

Các cọc nhọn dày đặc gây mất cảnh quan và nguy hiểm. Ảnh: H.L
Các cọc nhọn dày đặc gây mất cảnh quan và nguy hiểm. Ảnh: H.L

Liên quan đến vấn đề trên, ngày 9.8 Sở TNMT tỉnh Quảng Bình cho biết, trước đó, sau khi có phản ánh của người dân, Sở đã nhiều lần lập đoàn kiểm tra và xác định các sai phạm liên quan đến việc xả thải của các hồ tôm.

Theo đó, huyện Lệ Thủy có 11 cơ sở nuôi tôm, với tổng diện tích khoảng 147,96 ha; trong đó xã Ngư Thủy Bắc có 9 cơ sở với tổng diện tích 134,06 và xã Ngư Thủy có 2 cơ sở, với tổng diện tích 13,09 ha.

các ống xả thải cắm sâu vào lòng đất. Ảnh: H.L
Các ống xả thải cắm sâu vào lòng đất. Ảnh: H.L

Kết quả kiểm tra trước đó cho thấy, một số cơ sở nuôi tôm đã không bố trí ao lắng xử lý nước thải, nước từ các ao nuôi được xả trực tiếp ra các khe suối dẫn ra biển. Vì vậy Sở TNMT đã yêu cầu các cơ sở đã có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo nước thải phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường; chú ý vệ sinh các mương dẫn nước thải, không để lắng động chất thải, xác tảo chết nhằm tránh phát sinh mùi gây mất mỹ quan môi trường; đối với các ao thu gom, xử lý nước thải bạt bị hỏng phải tiến hành thay thế đảm bảo cho quá trình xử lý.

Nước thải gây ô nhiễm, bốc mùi nặng. Ảnh: H.L
Nước thải gây ô nhiễm, bốc mùi nặng. Ảnh: H.L

Sở TNMT trước đó cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng TNMT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở nuôi tôm trên cát trên địa bàn quản lý, đảm bảo các nguồn thải, đặc biệt là nước thải phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường quy định.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của báo Lao Động, tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn, gây bức xúc cho người dân và dư luận địa phương.

PHI LONG - HỮU LIỀU
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy xử lý nước thải sắp chết yểu vì không có... nước thải

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nhà máy xử lý nước thải tại Khu công nghiệp (KCN) Khánh Phú (tỉnh Ninh Bình) có tổng mức đầu tư 225 tỉ đồng, công suất 45.600m3/ngày đêm. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, nhà máy này đang đứng trước nguy cơ "chết yểu" do không có nguồn nước thải vào để xử lý.

Anh em họ xô xát phải đi viện vì chuyện xả nước thải sinh hoạt

TRẦN TUẤN |

Là anh em họ hàng, cũng là hàng xóm với nhau nhưng vì chuyện thoát nước sinh hoạt của gia đình mà hai nhà xảy ra mâu thuẫn kéo dài, sau đó xô xát phải nhập viện.

Lần đầu tiên lắp hệ thống cống ngầm gom nước thải "giải cứu" sông Tô Lịch

Tô Thế |

Hệ thống cống gom nước thải dài 21km, trong đó có hơn 11km đi ngầm dưới lòng sông Tô Lịch đã bước vào giai đoạn chôn ống và làm kè bê tông sau gần 10 tháng thi công. Đây là 1 trong 4 gói thầu của Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

60-90% nước thải sinh hoạt không được xử lý khi đổ ra sông

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, có đến 60-90% nước thải sinh hoạt không được xử lý khi đổ ra sông.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Nhà máy xử lý nước thải sắp chết yểu vì không có... nước thải

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nhà máy xử lý nước thải tại Khu công nghiệp (KCN) Khánh Phú (tỉnh Ninh Bình) có tổng mức đầu tư 225 tỉ đồng, công suất 45.600m3/ngày đêm. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, nhà máy này đang đứng trước nguy cơ "chết yểu" do không có nguồn nước thải vào để xử lý.

Anh em họ xô xát phải đi viện vì chuyện xả nước thải sinh hoạt

TRẦN TUẤN |

Là anh em họ hàng, cũng là hàng xóm với nhau nhưng vì chuyện thoát nước sinh hoạt của gia đình mà hai nhà xảy ra mâu thuẫn kéo dài, sau đó xô xát phải nhập viện.

Lần đầu tiên lắp hệ thống cống ngầm gom nước thải "giải cứu" sông Tô Lịch

Tô Thế |

Hệ thống cống gom nước thải dài 21km, trong đó có hơn 11km đi ngầm dưới lòng sông Tô Lịch đã bước vào giai đoạn chôn ống và làm kè bê tông sau gần 10 tháng thi công. Đây là 1 trong 4 gói thầu của Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

60-90% nước thải sinh hoạt không được xử lý khi đổ ra sông

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, có đến 60-90% nước thải sinh hoạt không được xử lý khi đổ ra sông.