“Núi" rác thải ở quận Cầu Giấy: Ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân

Bảo Hân |

Mùi rác thải bốc lên từ “núi rác” bên trong đất dự án Khu Đô thị mới Cầu Giấy trên đường Phạm Văn Bạch (Hà Nội) khiến lãnh đạo, bác sỹ cũng như bệnh nhân tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ngay gần đó rất bức xúc, lo lắng.

Sáng 3.11, phòng 716 thuộc Khoa điều trị hoá chất (Viện huyết học - Truyền máu Trung ương) phải đóng kín mít để ngăn mùi rác vào phòng. Từ cửa sổ của phòng này có thể nhìn thấy toàn cảnh bãi rác.

Ông Nguyễn Văn P. – một bệnh nhân đang truyền hoá chất – than thở: Bình thường, phòng không có mùi, nhưng nhiều ngày gần đây, khi xuất hiện bãi rác khổng lồ này, mùi thối thường xuyên xộc vào phòng khiến người ở trong phòng rất khó chịu.

“Mùi thối về đêm là kinh khủng nhất. Phòng phải đóng cửa kín mít, bởi nếu để mở cửa, sẽ không thể ngủ được; hoặc chỉ cần để hở một chút là mùi sẽ xộc vào ngay. Có tối, mọi người phải tìm tất cả các khe hở, dù là nhỏ nhất để bịt lại. Quạt thông gió phải bật liên tục”- ông P. cho hay.

Bệnh nhân đang điều trị tại phòng 716. Ảnh: Bảo Hân
Bệnh nhân đang điều trị tại phòng 716. Phòng phải đóng kín cửa để ngăn mùi rác. Ảnh: Bảo Hân

Điều ông P. lo ngại nhất là, với những người phải điều trị hoá chất như ông, hệ miễn dịch đã suy giảm nên rất dễ nhiễm khuẩn nếu môi trường không đảm bảo. “Người khoẻ còn không chịu được huống hồ người ốm yếu như tôi” ông P. bức xúc.

Khoa nơi ông P. đang điều trị hiện có 250 bệnh nhân, 250 người nhà bệnh nhân và 50 nhân viên.

Bác sỹ Nguyễn Quốc Nhật – Phó trưởng khoa Điều trị hoá chất – cho biết, các bệnh nhân tại khoa này đều là bị bệnh máu ác tính – những người bị suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn lớn, đặc biệt là môi trường điều trị không đảm bảo.

“Đối với người khoẻ mạnh, mùi rác khiến gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhưng với người bệnh như ở Viện huyết học, điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng. Bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng từ đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm”- bác sĩ Nhật cho hay.

Theo bác sỹ Nhật, bình thường, phòng bệnh nhân cũng như phòng làm việc của mình luôn mở cửa sổ để thông thoáng để tốt cho sức khoẻ những người trong phòng, nhưng những ngày gần đây, các phòng luôn phải đóng kín để ngăn mùi hôi thối từ bãi rác.

Bác sỹ Nhật bày tỏ mong muốn bãi rác tự phát này cần được xử lý dứt điểm, tránh tái diễn để có môi trường điều trị tốt cho bệnh nhân.

Trao đổi với phóng viên, Ths Lê Lâm – Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương – cho biết, đối với người khoẻ mạnh bình thường, môi trường có mùi rác đã bị ảnh hưởng, còn đối với người yếu thì ảnh hưởng này là rất nghiêm trọng.

“Bệnh nhân điều trị tại Viện hầu hết là bị ung thư máu, khả năng miễn dịch cơ thể rất kém, có khi bằng 0. Vì vậy, nếu có mùi rác thì bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm; chắc chắn tỷ lệ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ tăng lên”- Ths Lê Lâm nói.

Bệnh nhân tại Khoa Điều trị hoá chất (Viện Huyết học - Truyền máu trung ương). Ảnh: Bảo Hân.
Bệnh nhân tại Khoa Điều trị hoá chất (Viện Huyết học - Truyền máu trung ương). Ảnh: Bảo Hân.

“Khi mùi bay lên không chỉ có mùi mà kéo theo vi khuẩn, nấm. Bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm rất nguy hiểm, trong khi đó điều trị rất tốn kém. Một lọ thuốc để điều trị nhiễm nấm có thể lên tới hàng chục triệu đồng” – ông Lâm cho biết.

Vẫn theo ông Lâm, Viện đã cố gắng khắc phục, nhưng không thể giải quyết được hoàn toàn vì trong ngày vẫn phải có thời điểm thông phòng cho người bệnh. Đó là chưa kể, ngay cả khi đóng cửa, mùi hôi thối vẫn lọt vào.

Ông Lâm nói thêm, hiện tại Viện, các phòng thường xuyên phải đóng cửa; còn các phòng bệnh nhân nặng thì tuyệt đối không mở cửa.

Ngoài ra, Phó Viện trưởng nói thêm, mùi rác thải còn làm ảnh hưởng đến hoạt động hiến máu tình nguyện tại viện, khi môi trường không trong lành thì sẽ giảm số lượng người đến hiến máu.

Phó Viện trưởng cho biết, nhiều bệnh nhân đã phản ánh tình trạng khổ ở vì mùi rác này lên bệnh viện và đề nghị một vài năm trở lại đây, cứ mỗi khi bãi rác Nam Sơn bị chặn thì bãi rác tự phát trên lại xuất hiện. Cứ mỗi lần như vậy, Viện trao đổi với quận, Ban quản lý dự án thì sau đó đã đươc xử lý, nhưng sau đó lại tái diễn.

Hiện Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có 1.400 bệnh nhân điều trị nội trú, kèm với đó là số lượng người nhà tương đương với bệnh nhân. Số cán bộ, nhân viên tại Viện là 1.000 người.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp nào cho rác thải Hà Nội sau nhiều lần ùn ứ?

THẾ HÀ ANH |

Từ ngày 24.10 đến tối 26.10, nhiều người dân thuộc 2 xã Hồng Kỳ và xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã chặn đường không cho xe rác vào bãi rác Nam Sơn. Việc này khiến một số nơi trong nội đô ùn ứ rác thải, bốc mùi hôi thối.

Điện rác công nghệ cao: Hướng giải quyết bài toán rác thải cho vùng ĐBSCL

TRẦN LƯU |

Không chỉ giải quyết một lượng lớn rác thải, nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ còn tạo ra nguồn điện năng lớn hữu ích. Đây có thể là mô hình mẫu cho các địa phương vùng ĐBSCL trong việc giải bài toán xử lý rác thải sinh hoạt

Khẩn trương khai thác năng lượng từ rác: Không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải tiếp tục đe dọa môi trường

PHẠM ĐÔNG |

Xử lý rác thải là vấn đề nhức nhối của Hà Nội từ nhiều năm nay. Không chỉ gặp vướng mắc trong việc triển khai mô hình xử lý rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt, các bãi chôn lấp đã kín, ô nhiễm môi trường, nhà máy quá tải. Từ câu chuyện cụ thể của Hà Nội, chuyên gia môi trường cho rằng, nếu không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải sẽ tiếp tục là một nguy cơ lớn đe dọa môi trường và cả sự phát triển bền vững của đô thị.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Giải pháp nào cho rác thải Hà Nội sau nhiều lần ùn ứ?

THẾ HÀ ANH |

Từ ngày 24.10 đến tối 26.10, nhiều người dân thuộc 2 xã Hồng Kỳ và xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã chặn đường không cho xe rác vào bãi rác Nam Sơn. Việc này khiến một số nơi trong nội đô ùn ứ rác thải, bốc mùi hôi thối.

Điện rác công nghệ cao: Hướng giải quyết bài toán rác thải cho vùng ĐBSCL

TRẦN LƯU |

Không chỉ giải quyết một lượng lớn rác thải, nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ còn tạo ra nguồn điện năng lớn hữu ích. Đây có thể là mô hình mẫu cho các địa phương vùng ĐBSCL trong việc giải bài toán xử lý rác thải sinh hoạt

Khẩn trương khai thác năng lượng từ rác: Không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải tiếp tục đe dọa môi trường

PHẠM ĐÔNG |

Xử lý rác thải là vấn đề nhức nhối của Hà Nội từ nhiều năm nay. Không chỉ gặp vướng mắc trong việc triển khai mô hình xử lý rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt, các bãi chôn lấp đã kín, ô nhiễm môi trường, nhà máy quá tải. Từ câu chuyện cụ thể của Hà Nội, chuyên gia môi trường cho rằng, nếu không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải sẽ tiếp tục là một nguy cơ lớn đe dọa môi trường và cả sự phát triển bền vững của đô thị.