Nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng là cách làm hay nên nhân rộng

Trần Kiều |

Từ ngày 12.3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) sẽ thí điểm thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua mạng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận. Theo đó, nhiều bạn đọc bày tỏ sự tán thưởng cao với cách nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng.

Hiện nay, Cục Cảnh sát giao thông đang gấp rút hoàn thiện quy trình nghiệp vụ để tích hợp việc nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến quốc gia (dichvucong.gov.vn).

Theo đó, dữ liệu người vi phạm sẽ được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông và tích hợp với hệ thống dịch vụ công. Từ đó người vi phạm có thể tìm tên, lỗi vi phạm và thực hiện các bước nộp phạt trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến quốc gia; đồng thời lựa chọn hình thức nhận quyết định nộp phạt, giấy đăng ký, bằng lái tại nhà thông qua hệ thống bưu điện.

Trước nội dung thí điểm trên, bạn đọc Minh Xuyên bày tỏ: "Trước kia, vợ tôi nộp phạt phải đến kho bạc thị xã nộp phạt và lấy lại bằng lái xe. Cả đi, cả về mất 60 km; thủ tục lại rườm rà. Tôi thấy cách nộp phạt mới này rất hay và thuận tiện cho người dân. Tôi rất hoan nghênh cách làm này của Cục Cảnh sát giao thông".

"Tôi đồng thuận cao với cách nộp phạt này và mong Cục Cảnh sát giao thông sớm triển khai tại các tỉnh còn lại để người dân bớt phải đi tới, đi lui đóng phí mất nhiều thời gian" - bạn đọc Hoàng Bách nói.

Đồng quan điểm, bạn đọc Trương Cường cho biết: "Đây là một cách làm hay cần được thực hiện ở nhiều tỉnh thành khác nữa. Trước giờ khi vi phạm giao thông, người dân phải làm các thủ tục nộp phạt rồi nhận lại giấy tờ rất rắc rối, mất thời gian, chưa kể phải đi lại xa nếu vi phạm ở địa phương khác. Theo tôi, sắp tới đây áp dụng việc thu phạt qua mạng là rất hay và thuận tiện. Ngoài ra, Cục Cảnh sát giao thông có thể xem xét tích hợp cả quét mã QR để tăng tính thuận lợi hơn".

Bạn đọc Lê Văn Phương ngoài việc ủng hộ với cách thu phạt mới này còn cho ý kiến thêm: "Với cách nộp phạt qua mạng như thế này, người dân rất ủng hộ. Tuy nhiên, phía cảnh sát giao thông cũng cần phải cam kết trả lại giấy tờ cho người dân sau khi đã nộp phạt qua đường bưu điện trong thời gian nhanh nhất và không bị thất lạc. Được như vậy thì người dân sẽ an tâm và ủng hộ cách thu phạt mới này nhiều hơn".

Bạn đọc Đỗ Anh Ninh tiếp lời: "Bình thường tôi phải ra ngân hàng nộp, mà nhiều khi công việc hành chính không đi được, hết giờ hành chính thì ngân hàng cũng hết giờ làm. Tôi thấy Chính phủ mình đã triển khai Chính phủ Điện tử, tức là tất cả các thủ tục hành chính đều chuyển dần qua làm online. Vậy nên việc triển khai nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia là tất yếu, càng làm sớm thì người dân càng có lợi".

Dành nhiều quan tâm cho thí điểm của Cục Cảnh sát giao thông, bạn đọc Nguyễn Đức Hậu cho hay: "Nếu nộp phạt thông qua hình thức điện tử, việc này cần phải có hệ thống quản lý chặt chẽ giữa các đơn vi, ban ngành. Như vậy, cùng với việc đăng tải lỗi vi phạm của chủ xe trên cổng thông tin giao thông trực tuyến thì việc các mức phạt vi phạm được công khai cũng là một cách minh bạch về thu chi, giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được nguồn thu ngân sách, hạn chế được sự thất thoát. Thêm vào đó, với việc thực hiện Chính phủ điện tử, các ban, bộ ngành cũng cần phải minh bạch hóa và điện tử hóa phương thức làm việc để tạo thành một khối thống nhất và liên kết".

Trần Kiều
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Cảnh sát giao thông "tăng quân" gỡ ùn tắc vào giờ cao điểm

Huân Cao |

Trong đợt ra quân đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt  (Công an TPHCM) đồng thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hơp CSGT thiếu tinh thần trách nhiệm, sai phạm và tiêu cực.

"Cảnh sát giao thông được giữ lại 70% tiền phạt là không chính xác"

VƯƠNG TRẦN |

Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.

Vi phạm nồng độ cồn, Cảnh sát giao thông xử lý hơn 1500 “ma men”

VƯƠNG TRẦN |

Từ ngày 1.1.2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 1.518 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

TPHCM: Cảnh sát giao thông "tăng quân" gỡ ùn tắc vào giờ cao điểm

Huân Cao |

Trong đợt ra quân đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt  (Công an TPHCM) đồng thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hơp CSGT thiếu tinh thần trách nhiệm, sai phạm và tiêu cực.

"Cảnh sát giao thông được giữ lại 70% tiền phạt là không chính xác"

VƯƠNG TRẦN |

Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.

Vi phạm nồng độ cồn, Cảnh sát giao thông xử lý hơn 1500 “ma men”

VƯƠNG TRẦN |

Từ ngày 1.1.2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 1.518 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.