Ninh Bình: Chủ đầu tư dự án nói gì về việc 80 hộ dân mòn mỏi chờ tái định cư

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Liên quan đến việc 80 hộ dân (thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) mòn mỏi chờ tái định cư suốt 14 năm qua. Đại diện chủ đầu tư dự án cho rằng do khó khăn về nguồn kinh phí nên công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn tồn tại, một số hạng mục của dự án phải tạm dừng.

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, Dự án Công viên văn hóa Tràng An do Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư của dự án gần 2.000 tỉ đồng.

Dự án được triển khai thi công từ năm 2009, đến nay một số hạng mục công trình đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn và những tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng nên một số hạng mục của dự án phải tạm dừng đã ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Nhiều hộ dân phải sống trong những căn nhà tạm bợ. Ảnh: NT
Nhiều hộ dân phải sống trong những căn nhà tạm bợ. Ảnh: NT

Trao đổi với PV Lao Động, ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết: Dự án do Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư và UBND thành phố Ninh Bình là đơn vị được UBND tỉnh Ninh Bình giao thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến nay do khó khăn về nguồn kinh phí nên công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn tồn tại, một số hạng mục của dự án phải tạm dừng thi công do chưa giải phóng mặt bằng xong.

Cũng theo ông Mạnh, hiện nay Dự án Công viên văn hóa Tràng An đã được tỉnh Ninh Bình xác định là một trong các công trình trọng tâm triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025. Vì thế, việc giải phóng mặt bằng để triển khai dự án sẽ được triển khai sớm nhất trong thời gian tới.

"UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án và triển khai thi công để mở rộng không gian sinh thái, tạo cảnh quan, kết nối với khu Di sản thế giới Tràng An phát triển các loại hình dịch vụ du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi của người dân và khách du lịch để góp phần xây dựng Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của cả nước và khu vực" - ông Mạnh nói.

Trước đó, ngày 11.6, Lao Động điện tử đã có bài "Ninh Bình: 80 hộ dân mòn mỏi chờ tái định cư suốt 14 năm" phản ánh việc hơn 14 năm qua, 80 hộ dân (thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) nằm trong vùng quy hoạch Dự án Công viên văn hóa Tràng An vẫn chưa được bố trí tái định cư khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Dự án Công viên Động vật hoang dã dang dở, bị bỏ hoang

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau 8 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dang dở, nhiều hạng mục đã hoàn thiện nhưng bỏ hoang, gây lãng phí.

Ninh Bình: 80 hộ dân mòn mỏi chờ tái định cư suốt 14 năm

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hơn 14 năm qua, 80 hộ dân (thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) nằm trong vùng quy hoạch Dự án Công viên văn hóa Tràng An vẫn chưa được bố trí tái định cư khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Ninh Bình: Nhà máy ximăng công suất 11 triệu tấn/năm "chết yểu" sau 15 năm

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Nhà máy ximăng Phú Sơn (thuộc xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, Ninh Bình) được triển khai xây dựng từ năm 2007 và được kỳ vọng là dự án công nghiệp trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, đến nay đã 15 năm đã trôi qua, khu đất 40ha dành cho nhà máy vẫn bỏ hoang, nhiều hạng mục thi công dở dang gây lãng phí.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Ninh Bình: Dự án Công viên Động vật hoang dã dang dở, bị bỏ hoang

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau 8 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dang dở, nhiều hạng mục đã hoàn thiện nhưng bỏ hoang, gây lãng phí.

Ninh Bình: 80 hộ dân mòn mỏi chờ tái định cư suốt 14 năm

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hơn 14 năm qua, 80 hộ dân (thôn Ích Duệ, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) nằm trong vùng quy hoạch Dự án Công viên văn hóa Tràng An vẫn chưa được bố trí tái định cư khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Ninh Bình: Nhà máy ximăng công suất 11 triệu tấn/năm "chết yểu" sau 15 năm

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Nhà máy ximăng Phú Sơn (thuộc xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, Ninh Bình) được triển khai xây dựng từ năm 2007 và được kỳ vọng là dự án công nghiệp trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, đến nay đã 15 năm đã trôi qua, khu đất 40ha dành cho nhà máy vẫn bỏ hoang, nhiều hạng mục thi công dở dang gây lãng phí.