Ninh Bình: Bất cập trong việc xử lý vi phạm pháp luật đê điều!

Nguyễn Trường |

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm hành lang đê điều, hành lang thoát lũ vi phạm pháp luật đê điều diễn ra khá phổ biến tại khu vực hạ lưu sông Hoàng Long (thuộc địa bàn huyện Gia Viễn, Ninh Bình). 

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Ninh Bình đã nhiều lần có văn bản yêu cầu UBND huyện Gia Viễn, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. 

Tuy nhiên, đến nay những công trình vi phạm này vẫn ngang nhiên tồn tại, gây mất an toàn cho việc bảo vệ hành lang đê điều và ảnh hưởng đến việc thoát lũ trên hệ thống sông Hoàng Long và sông Đáy.

Theo đó, hàng loạt nhà xưởng sản xuất, trạm trộn bêtông, bãi cát trái phép được xây dựng và tập kết dọc theo tuyến đê sông Hoàng Long, sông Đáy thuộc địa bàn huyện Gia Viễn từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Trong đấy có những vụ vi phạm được cho là nghiêm trọng và tồn tại từ nhiều năm nay nhưng vẫn không bị xử lý như Cty TNHH Thiên Phú, Doanh nghiệp Hùng Cường, Nhà máy ximăng The-Vissai, Cty TNHH một thành viên Linh Nhung…

Cụ thể như: Cty TNHH Thiên Phú đã ngang nhiên cho xây dựng nhà xưởng, cầu cảng, nhà điều hành, lắp đặt trạm trộn bêtông và tập kết vật liệu ngay ở bãi sông. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thoát lũ và bảo vệ hành lang an toàn đê điều.

Trước thực trạng trên, ngày 20.7.2018, Đoàn kiểm tra của Tổng cục Phòng chống thiên tai đã kiểm tra và lập biên bản chỉ rõ những sai phạm của Cty Thiên Phú như: Xây dựng 2 cầu cảng trên bãi sông chưa có cấp phép, xây dựng nhà xưởng, nhà điều hành trên bãi sông với diện tích 1.000m2, lắp đặt trạm trộn trên bãi sông không có giấy phép…

Ngày 13.8.2018, UBND huyện Gia Viễn cũng đã có văn bản yêu cầu UBND xã Gia Trấn phải xử lý những vi phạm trên theo đúng thẩm quyền. Phối hợp với các đơn vị chức năng tuyên truyền, vận động Cty Thiên Phú tự tháo dỡ và di dời công trình vi phạm ra khỏi bãi sông. Nếu công ty cố tình không chấp hành thì UBND xã và các lực lượng chức năng lập phương án, tổ chức lực lượng, phương tiện tiến hành giải tỏa những vi phạm của Cty Thiên Phú xong trước ngày 10.9.2018.

Ngoài Cty Thiên Phú, Cty TNHH một thành viên Linh Nhung cũng là một trong những đơn vị vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đê điều tại khu vực đê tả sông Hoàng Long thuộc xã Gia Phú. Cụ thể, công ty này đã tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng nhà xưởng sản xuất dăm gỗ trên diện tích hàng nghìn mét vuông và tiến hành lắp đặt băng tải, trạm cân, tường bao… và ngang nhiên hoạt động trong hành lang bảo vệ đê điều và hành lang thoát lũ sông Hoàng Long từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, đến thời điểm hiện tại việc xử lý những vi phạm pháp luật về đê điều của Cty Thiên Phú và những cá nhân, doanh nghiệp khác ở đây vẫn chưa có chuyển biến. Mọi hoạt động ở đây vẫn diễn ra bình thường như chưa hề có bất cứ cuộc kiểm tra hay văn bản chỉ đạo yêu cầu tháo dỡ nào.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện lãnh đạo UBND huyện Gia Viễn cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện đang tồn tại 13 vụ vi phạm pháp luật về đê điều ở khu vực đê tả sông Hoàng Long và khu vực đê hữu sông Đáy. Các vi phạm chủ yếu là do một số cá nhân, doanh nghiệp tiến hành san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, tập kết vật liệu xây dựng.. trong hành lang bảo vệ đê và hành lang thoát lũ.

“Việc xử lý những vi phạm, yêu cầu tháo dỡ và di dời những công trình vi phạm ở đây gặp rất nhiều khó khăn, nhiều trường hợp vi phạm đã tồn tại từ rất lâu, một số doanh nghiệp như Cty Thiên Phú hay Cty Linh Nhung… rất khó xử lý vì đây là những chỗ nhạy cảm” - đại diện lãnh đạo huyện Gia Viễn nói.

Nguyễn Trường
TIN LIÊN QUAN

Đứng giữa đỉnh lũ, nhìn lại hệ thống đê điều mà lo!

khánh vũ |

Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai lụt, bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân cũng như những thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được, đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Công sức của nhiều thế hệ đã xây dựng nên một hệ thống công trình đê điều có quy mô rất lớn với chiều dài khoảng 9.300km (gần 2.900km đê biển và 6.400km đê sông). Trong đó có trên 2.700km đê được phân cấp từ cấp III đến cấp đặc biệt, đây là các tuyến đê bảo vệ các khu vực có dân số tập trung đông và nhiều công trình hạ tầng quan trọng của đất nước. Song do công trình đê điều chủ yếu đắp bằng đất, dưới tác động của lũ, bão... nhiều tuyến đê bị xuống cấp không đảm bảo an toàn. Mùa mưa lũ năm 2018 đã cho thấy hệ thống đê điều có nhiều bất cập.

Ngập lụt Chương Mỹ: Lời giải nào cho an toàn dân cư và an ninh đê điều?

VƯƠNG TRẦN |

Mùa mưa lũ, hàng trăm hộ gia đình ở Chương Mỹ (Hà Nội) bị ngập lụt. Không những thế, khu vực phía đê tả sông Bùi còn bị đe dọa khi mực nước vượt báo động 3, hàng vạn hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Mưa lũ kéo dài do hoàn lưu bão số 3, hàng loạt hồ chứa và đê điều xảy ra sự cố nguy hiểm

Kh.V |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại nhiều tỉnh đã xảy ra mưa lớn, nước lũ lên cao, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm. Nhiều hồ chứa, đê điều đang trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Đứng giữa đỉnh lũ, nhìn lại hệ thống đê điều mà lo!

khánh vũ |

Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai lụt, bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân cũng như những thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được, đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Công sức của nhiều thế hệ đã xây dựng nên một hệ thống công trình đê điều có quy mô rất lớn với chiều dài khoảng 9.300km (gần 2.900km đê biển và 6.400km đê sông). Trong đó có trên 2.700km đê được phân cấp từ cấp III đến cấp đặc biệt, đây là các tuyến đê bảo vệ các khu vực có dân số tập trung đông và nhiều công trình hạ tầng quan trọng của đất nước. Song do công trình đê điều chủ yếu đắp bằng đất, dưới tác động của lũ, bão... nhiều tuyến đê bị xuống cấp không đảm bảo an toàn. Mùa mưa lũ năm 2018 đã cho thấy hệ thống đê điều có nhiều bất cập.

Ngập lụt Chương Mỹ: Lời giải nào cho an toàn dân cư và an ninh đê điều?

VƯƠNG TRẦN |

Mùa mưa lũ, hàng trăm hộ gia đình ở Chương Mỹ (Hà Nội) bị ngập lụt. Không những thế, khu vực phía đê tả sông Bùi còn bị đe dọa khi mực nước vượt báo động 3, hàng vạn hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Mưa lũ kéo dài do hoàn lưu bão số 3, hàng loạt hồ chứa và đê điều xảy ra sự cố nguy hiểm

Kh.V |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại nhiều tỉnh đã xảy ra mưa lớn, nước lũ lên cao, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm. Nhiều hồ chứa, đê điều đang trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.