Những ý tưởng "trị thủy tại nhà" ở vùng rốn lũ

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Quảng Bình - Đã 1 năm kể từ ngày trận đại hồng thủy nhấn chìm huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình), gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Nhưng cũng từ trận lũ lịch sử này, những ý tưởng độc, lạ được người dân vùng "rốn lũ" áp dụng với những bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Chủ động chống lũ

Theo ghi nhận của PV báo Lao Động, khác với năm ngoái, năm nay người dân tại đây đã có sự chuẩn bị kĩ càng hơn để phòng chống mưa lũ.

Tại xã Liên Thủy (huyện Lệ Thủy) trong đợt lũ vừa xảy ra cách đây chừng nửa tháng, có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt lớn so với trận lũ năm ngoái, đó chính là việc bà con chuẩn bị rất nhiều thuyền bè và rất chủ động trong việc di chuyển đồ đạc, đưa tài sản lên cao.

Huyện Lệ Thủy trong trận lũ giữa tháng 10.2021, người dân sử dụng nhiều thuyền bè để đi lại. Ảnh: H.L
Huyện Lệ Thủy trong trận lũ giữa tháng 10.2021, người dân sử dụng nhiều thuyền bè để đi lại. Ảnh: H.L

Trước đó, khi nhận thấy trời mưa lớn liên tục, nhiều người đã bắt đầu đưa xe cộ, các đồ dùng có giá trị đến gửi ở những công cộng hoặc nhà hàng xóm có vị trí cao hơn. Đến tối 18.10, khi nước lũ chỉ vừa bắt đầu dâng lên đường thì người dân đã hô hoán nhau dọn lũ, nhiều người còn thức trắng đêm để canh lũ, phòng trường hợp lũ dâng cao trong đêm.

Ông Phạm Văn Linh – Chủ tịch UBND xã Liên Thủy cho biết, so với năm ngoái thì năm nay người dân đã có nhiều sự chuẩn bị hơn.

“Năm ngoái do trận lũ quá lớn, có thể nói là trận lũ lịch sử khiến cho người dân không kịp trở tay. Năm nay thì khác, rút kinh nghiệm từ trận hồng thủy, người dân đã chuẩn bị khá kĩ cho mùa mưa bão. Nhiều nhà dân mới xây thì thường sẽ có xây thêm một cái phòng tránh bão lũ, thêm vào đó là người dân sắm rất nhiều thuyền và bè nổi. Có thể nói bà con đã có sự cảnh giác cao độ cũng như ý thức được sự nguy hiểm mà bão lũ gây ra”.

Sau trận lũ lịch sử, nhằm giúp người dân vùng rốn lũ vơi bớt nỗi lo, nhiều người đã lên ý tưởng về các ngôi nhà tránh bão lũ cộng đồng và được lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đưa ra thảo luận và kêu gọi xã hội hóa nhằm giúp đỡ bà con có nơi tránh bão, tránh lũ an toàn.

Từ ý tưởng trên, nhiều ngôi nhà tránh lũ cộng đồng đã được xây dựng. Các ngôi nhà tránh lũ cộng đồng thường có diện tích sàn sử dụng từ 200-300m2, có sức chứa từ 200 – 300 người. Đặc biệt, nhà tránh lũ sẽ được xây cao hơn so với đỉnh lũ năm ngoái từ 1-2m, chịu được bão cấp 15. Mỗi nhà tránh lũ cộng đồng có kinh phí khoảng 2-3 tỷ đồng. Khi không dùng để tránh lũ, các nhà tránh lũ này có thể sử dụng làm nơi sinh hoạt chung của thôn.

Nhà tránh lũ và sinh hoạt cộng đồng thôn Ngô Bắc (xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy). Ảnh: H.L
Nhà tránh lũ và sinh hoạt cộng đồng thôn Ngô Bắc (xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy). Ảnh: H.L

Ông Trần Văn Sơn – Trưởng thôn Ngô Bắc cho biết, “nhà tránh lũ cộng đồng của thôn vừa tích hợp để tránh lũ, vừa dùng để sinh hoạt thôn. Nhà tránh lũ cộng đồng thôn Ngô Bắc vừa hoàn thành và được đưa vào sử dụng trước đợt lũ mới đây đúng 10 ngày. Nhưng mà đợt lũ này chưa lớn, nên người dân cũng chưa cần sử dụng đến, tuy nhiên đợt lũ mới rồi, phía thôn cũng thông báo cho bà con là ai cần chỗ trú hoặc cần nơi cất giữ đồ đạc thì có thể sử dụng thoải mái”.

Các vật nuôi được đưa vào vị trí an toàn. Ảnh: H.L
Các vật nuôi được đưa vào vị trí an toàn. Ảnh: H.L

Nhiều ý tưởng độc, lạ

Trong khó khăn, thiên tai, người dân nơi đây đã nghĩ ra nhiều ý tưởng độc lạ và áp dụng, đặc biệt trong đó là các loại bè nổi người dân dùng để kê, gác đồ đạc, xe máy, vật nuôi...

Anh Nguyễn Đại Trường Sơn (thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy) cho biết, anh gần như là người đầu tiên trong xã làm ra cái bè nổi này.

“Nhà tôi thì ở ngay sông, nên lũ về là ngập sâu lắm, bữa thấy trên mạng có mấy cái bè nổi hay hay thì cũng tìm kiếm rồi xem bản thiết kế của các cái bè nổi rồi đó làm theo. Tôi bắt đầu làm mấy cái bè nổi sớm lắm, từ đầu tháng 8, tính làm sớm để cho kịp mùa lũ. Làm cái bè nổi này cũng không khó, tuy nhiên ít người nghĩ đến để làm cái này lắm” - anh Sơn chia sẻ thêm.

Người dân chủ động đưa tài sản lên cao dù nước lũ chưa quá lớn. Ảnh: H.L
Người dân chủ động đưa tài sản lên cao dù nước lũ chưa quá lớn. Ảnh: H.L

Thông thường, mỗi bè nổi sẽ được làm từ các thanh sắt hàn với nhau tạo thành khung, sau đó sử dụng các thùng, can nhựa cố định ở dưới để làm nổi chiếc bè. Bè nổi nhỏ thì có thể dùng để kê đồ đạc, xe máy, máy giặt…còn các loại cỡ lớn có thể dùng để đỡ cả xe ô tô, gia súc…

 
Các phương tiện được kê lên cao trước khi nước lũ dâng. Ảnh: H.L
Các phương tiện được kê lên cao trước khi nước lũ dâng. Ảnh: H.L
Tại đường Quang Trung (thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy) - đây là đoạn đường gần cánh đồng, không có sự che chắn. Năm ngoái trong trận đại hồng thủy, nhiều nhà dân, quán sá tại đây bị sóng và nước lũ đánh tơi tả, nhiều đồ dùng trong nhà bị sóng cuốn đi mất khiến nhiều người sống tại khu vực này rất lo lắng. Rút kinh nghiệm, năm nay người dân tại đây đã lắp thêm các cánh cửa sắt để gia cố, bảo vệ căn nhà để tránh tình trạng lũ lớn, sóng đánh vào nhà như năm ngoái.

Ông Nguyễn Minh Hùng – một người dân sống tại đường Quang Trung chia sẻ, “năm ngoái cái đoạn đường này là sóng đánh dữ lắm, vỡ hết cả cửa kính mà. Bàn ghế để trong nhà bị sóng cuốn cứ đánh rầm rầm vào tường nhà, khiếp lắm. Năm nay trước khi mùa lũ tới, tôi mới thuê thợ về hàn cho cái cửa sắt che trước nhà, chứ không lại như năm ngoái”.

Nhà chống bão lũ cộng đồng được xây cao và vững chắc trên các cột trụ lớn. Ảnh: H.L
Nhà chống bão lũ cộng đồng được xây cao và vững chắc trên các cột trụ lớn. Ảnh: H.L

Ghi nhận của PV báo Lao Động cho thấy, từ trận lũ lịch sử năm ngoái, người dân vùng “rốn lũ” Quảng Bình đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm và sự cảnh giác cao độ với mưa lũ, đây là điều cần thiết để hạn chế thấp nhất rủi ro cũng như thiệt hại mà thiên tai gây ra cho người dân vùng lũ.

PHI LONG - HỮU LIỀU
TIN LIÊN QUAN

Mưa lớn tại Quảng Bình, “rốn lũ” Lệ Thủy ngập lụt nhiều nơi

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Chiều nay 17.10, do tình hình mưa lớn kết hợp với gió giật mạnh, nước sông dâng cao đang làm cho nhiều tuyến đường của huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) ngập trong nước lũ.

Nhớ một thời Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động nơi rốn lũ

Phấn Đấu |

Trong cuộc đời làm công tác Công đoàn của mình, các anh chị có nhiều kỷ niệm khó quên. Nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là những ngày “lênh đênh” trên sóng nước ở vùng lũ Đồng Tháp Mười để mang quà của Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng Lao Động đến với người dân nghèo đang chờ đợi từng chén cơm, manh áo…

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Mưa lớn tại Quảng Bình, “rốn lũ” Lệ Thủy ngập lụt nhiều nơi

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Chiều nay 17.10, do tình hình mưa lớn kết hợp với gió giật mạnh, nước sông dâng cao đang làm cho nhiều tuyến đường của huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) ngập trong nước lũ.

Nhớ một thời Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động nơi rốn lũ

Phấn Đấu |

Trong cuộc đời làm công tác Công đoàn của mình, các anh chị có nhiều kỷ niệm khó quên. Nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là những ngày “lênh đênh” trên sóng nước ở vùng lũ Đồng Tháp Mười để mang quà của Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng Lao Động đến với người dân nghèo đang chờ đợi từng chén cơm, manh áo…