Những gợi ý giúp sinh viên thoát cảnh cháy túi, ăn mì tôm qua bữa

ANH THƯ |

Chi tiêu hàng tháng ra sao luôn là mối bận tâm của sinh viên. May mắn khi được gia đình chu cấp tiền mỗi tháng, song còn quá nhiều thứ cần mua sắm khiến nhiều sinh viên liên tục rơi vào cảnh "cháy túi".

Dưới đây là những cách quản lý chi tiêu cho sinh viên đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó, sinh viên tạo lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng.

Tiết kiệm tiền thuê phòng trọ

Đối với những sinh viên các các tỉnh, thành phải lên thành phố lớn để học tập, tiền thuê phòng trọ chiếm một khoản chi phí khá lớn. Vì vậy, điều đầu tiên cần tiết kiệm đó chính là giảm chi phí thuê phòng trọ xuống thấp nhất có thể.

Sinh viên có thể đăng ký ở ký túc xá của trường hoặc ở ghép với nhiều người. Việc ở ghép sẽ giúp bạn giảm gánh nặng phí thuê nhà để tiết kiệm được thêm một khoản tiền hàng tháng. Ngoài ra, việc ở ghép còn giúp bạn bớt cô đơn và có người chăm sóc lúc ốm đau, bệnh tật. 

Khi tìm phòng trọ, sinh viên cần cân nhắc kỹ lưỡng về mức gia thuê và các khoản phụ phí như: Tiền mạng internet, giá điện, giá nước, tiền vệ sinh... để tiết kiệm nhất.

Hạn chế đi ăn ở ngoài

Bên cạnh việc giảm chi phí thuê nhà trọ, phần lớn việc chi tiêu còn lại rơi vào ăn uống. Vì vậy, tận dụng thời gian này tranh thủ hỗ trợ đồ ăn từ gia đình gửi lên như thịt, rau, gạo...

Ngoài ra, sinh viên cần chăm chỉ tự đi chợ, nấu nướng ở phòng trọ. Như vậy, mỗi tháng bạn cũng có thể tiết kiệm được một khoản kha khá.

Việc sinh viên đi ăn ở ngoài, các đồ chế biến sẵn sẽ có mức giá cao hơn mức sống của mỗi người. Đặc biệt với những cuộc tụ tập bạn bè ăn uống ngoài hàng quán một bữa có thể "đốt" hết số tiền cho một tuần ăn uống.

Sử dụng phương tiện công cộng

Khoản chi tiêu này còn phụ thuộc vào việc lựa chọn phương tiện đi lại, cũng như quãng đường đi dài hay ngắn.

Ví dụ, sinh viên chọn đi xe buýt, dù quãng đường dài ngắn, mức phí cũng không thay đổi. Một tháng, tiền đi xe buýt của sinh viên nhiều nhất cũng chỉ vài trăm nghìn đồng.

Nhưng nếu chạy xe máy, mức phí này sinh viên sẽ tăng đáng kể. Vì vậy, hãy tận dụng thẻ sinh viên để được hưởng ưu đãi khi di chuyển bằng phương tiện công cộng.

Không để tiền sinh hoạt đổ hết vào mua sắm

Có lẽ đây là khoản chi tiêu không xa lạ gì đối với các bạn nữ. Việc ăn mặc đến trường hoàn toàn tự do, bạn cần đầu tư cho mình những bộ trang phục lịch sự khi đi học. Đồng thời, đi chơi cũng có những trang phục thoải mái riêng.

Bên cạnh đó, nhiều bạn nữ bắt đầu trang điểm nhẹ nhàng khi đi học cũng như đi chơi. Không những vậy, việc chăm sóc da cũng được chú trọng rất nhiều.

Dù cũng khá cần thiết, song sinh viên nên có sự cân đối, quản lý chi tiêu cho hợp lý. Cần có sự mua sắm dàn trải và lên kế hoạch cụ thể. Đừng để một lần đi mua đồ đã tiêu tốn gần tháng "trợ cấp" của bố mẹ.

Làm thêm để tăng thu nhập

Bên cạnh các biện pháp tiết kiệm thì việc tạo thêm nguồn thu nhập cũng là một cách hiệu quả để quản lý tài chính cá nhân. Làm thêm không chỉ đem lại cho các bạn sinh viên nguồn thu nhập mà còn giúp mở rộng vốn hiểu biết, tạo ra các mối quan hệ, giúp sinh viên nâng cao kỹ năng mềm. 

Khi còn đang đi học, bạn nên lựa chọn những công việc bán thời gian. Lời khuyên hữu ích nhất cho các bạn trẻ cần tìm công việc có liên quan trực tiếp đến chuyên ngành học của mình để tích lũy thêm kinh nghiệm hữu ích và tăng giá trị bản thân sau khi tốt nghiệp đại học.

Chu cấp cho sinh viên bao nhiêu tiền một tháng là đủ?

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này qua email của Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Chi tiêu 3 triệu đồng/tháng: Chắc chỉ có sinh viên năm nhất

ANH THƯ |

Với sinh viên những năm đầu cao đẳng, đại học, đặc biệt các bạn trẻ từ các tỉnh đến thành phố lớn học tập phải “gánh vác” thêm khoản phải hạch toán chi tiêu mỗi ngày.

Sinh viên chi tiêu: "Gia đình cho bao nhiêu cũng phải đủ!"

LƯƠNG HẠNH |

Đó là câu trả lời của đa số sinh viên khi được hỏi: "Sinh viên chi tiêu bao nhiêu tiền một tháng là đủ?".

Sinh viên chi tiêu mỗi tháng bao nhiêu là đủ?

ANH THƯ |

Mới đây, các diễn đàn dậy sóng với chủ đề "Sinh viên chi tiêu một tháng bao nhiêu là đủ?". Với những sinh viên ở các tỉnh lên thành phố lớn để học tập, việc chi tiêu ra sao cũng là một vấn đề phải chú tâm.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Chi tiêu 3 triệu đồng/tháng: Chắc chỉ có sinh viên năm nhất

ANH THƯ |

Với sinh viên những năm đầu cao đẳng, đại học, đặc biệt các bạn trẻ từ các tỉnh đến thành phố lớn học tập phải “gánh vác” thêm khoản phải hạch toán chi tiêu mỗi ngày.

Sinh viên chi tiêu: "Gia đình cho bao nhiêu cũng phải đủ!"

LƯƠNG HẠNH |

Đó là câu trả lời của đa số sinh viên khi được hỏi: "Sinh viên chi tiêu bao nhiêu tiền một tháng là đủ?".

Sinh viên chi tiêu mỗi tháng bao nhiêu là đủ?

ANH THƯ |

Mới đây, các diễn đàn dậy sóng với chủ đề "Sinh viên chi tiêu một tháng bao nhiêu là đủ?". Với những sinh viên ở các tỉnh lên thành phố lớn để học tập, việc chi tiêu ra sao cũng là một vấn đề phải chú tâm.