Những dự án nước sạch chậm tiến độ, bất cập về hạng mục đầu tư ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt Khe Xai, tại xã Thạch Xuân (huyện Thạch Hà) đã hết thời gian gia hạn lần 3 vẫn chưa hoàn thành; Dự án Hệ thống cấp nước sinh hoạt vùng Trà Sơn (huyện Can Lộc) ngoài chậm tiến độ còn bất cập khi không có hạng mục đấu nối đồng hồ vào các hộ dân.

Chậm tiến độ sau gia hạn lần 3

Ngày 1.7, ông Nguyễn Huy Hà - Chủ tịch UBND xã Thạch Xuân - cho biết, Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt Khe Xai đang triển khai đấu nối, lắp đặt đồng hồ nước cho các hộ dân để tiến tới cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Cũng theo ông Hà, hiện nay chất lượng nước đầu vào của nhà máy đang cần phải kiểm tra lại, ít ngày tới, Sở Xây dựng Hà Tĩnh sẽ về kiểm tra để hoàn tất thủ tục, để có thể vận hành nhà máy khi hoàn thành đấu nối vào các hộ dân.

Cuối năm 2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt Khe Xai; công suất 6.000m3/ngày, vốn đầu tư 44 tỉ đồng, quy mô dự án lắp đặt 1.495 cụm đồng hồ đến từng hộ dân, thời gian thực hiện dự án năm 2020 - 2022.

Dự án sau đó bị chậm, đã được UBND tỉnh cho gia hạn 3 lần. Lần 1 đến ngày 31.12.2022, lần 2 đến ngày 30.9.2023, lần 3 đến ngày 30.6.2024.

Nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ dự án được cho rằng do một số vật tư, thiết bị (sau khi được điều chỉnh thiết kế) phục vụ xây dựng lắp đặt có các thông số kỹ thuật, tính đặc thù, không phổ biến trên thị trường nên phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Trong quá trình triển khai thi công dự án, một số hạng mục phát sinh phải điều chỉnh, bổ sung hồ sơ thiết kế.

Về nguyên nhân chủ quan: Công tác chỉ đạo điều hành quản lý dự án của UBND xã Thạch Xuân (Chủ đầu tư) và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình huyện Thạch Hà (đơn vị nhận ủy thác quản lý dự án) chưa thực sự quyết liệt, thiếu kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Chậm tiến độ, thiếu hạng mục đấu nối vào hộ dân

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn có một số dự án chậm tiến độ.

Trong đó, ngoài chậm tiến độ còn có bất cập về phê duyệt các hạng mục đầu tư là Dự án Hệ thống cấp nước sinh hoạt vùng Trà Sơn, huyện Can Lộc.

Đây là dự án được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đầu tư vào năm 2020, với mục tiêu xây mới hệ thống cấp nước nhà máy nước xã Mỹ Lộc để đảm bảo cung cấp nước sạch liên tục và đạt chất lượng cho người dân xã Mỹ Lộc và vùng phụ cận với công suất 2.000m3 /ngày đêm; tiến độ thực hiện dự án từ năm 2020 đến 2022.

Người dân thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc) liền kề xã Mỹ Lộc chưa có nước sạch nên phải dùng nước giếng để sinh hoạt. Ảnh: Trần Tuấn.
Người dân thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc) liền kề xã Mỹ Lộc chưa có nước sạch nên phải dùng nước giếng để sinh hoạt. Ảnh: Trần Tuấn.

Dự án sau đó chậm tiến độ, đã được UBND tỉnh cho phép gia hạn thời gian thực hiện đến ngày 30.8.2023, đến nay đã hết hạn nhưng khối lượng mới đạt khoảng 95%.

Khối lượng còn lại chưa thực hiện: trạm bơm nổi, đấu nối trạm điện và một số hạng mục phụ trợ hạ tầng cụm đầu mối.

Đáng nói, căn cứ quyết định phê duyệt dự án (kèm báo cáo kết quả thẩm định dự án của Sở Xây dựng tại Văn bản số 555 ngày 25.9.2020) thì dự án này không có hạng mục lắp đặt đấu nối đồng hồ đến từng hộ dân, nên khi dự án hoàn thành cũng chưa thể vận hành cấp nước đến các hộ dân.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Vỡ đường ống cấp nước sạch ra đảo ở Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Đường ống vượt biển cấp nước sạch cho hai đảo Trí Nguyên, Hòn Tằm bị vỡ. Hiện công ty cấp nước đã thuê thợ lặn khắc phục sự cố đồng thời, chở nước sạch cung cấp miễn phí cho dân.

Tỉ lệ sử dụng nước sạch thấp, ảnh hưởng tiêu chí nông thôn mới tại Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Theo Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025”, đến năm 2025, Hà Tĩnh phải có ít nhất 50% số người dân sử dụng nước sạch từ công trình nước sạch tập trung. Tuy nhiên, hiện nay toàn tỉnh Hà Tĩnh mới có 26,79% dân số sử dụng nước sạch từ công trình nước sạch tập trung.

Bên trong nhà máy nước sạch trăm tỉ hiện đại bậc nhất Bình Định có gì?

Hoài Phương |

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Định, Nhà máy nước sạch Quy Nhơn đi vào hoạt động sẽ đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, an toàn cho người dân trên địa bàn TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và vùng phụ cận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn không báo cáo sự cố y khoa theo quy định

NGUYỄN LY |

Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn có một trường hợp bị sự cố y khoa sau phẫu thuật hút mỡ, tạo hình thành bụng. Tuy nhiên, bệnh viện đã không báo cáo sự cố y khoa theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Đình chỉ hoạt động trại lợn gây hôi thối đến hàng nghìn người dân ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh sự việc hàng nghìn người dân ở các xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh “kêu trời” vì mùi hôi thối phát ra từ trang trại lợn, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh cùng đoàn liên ngành đã trực tiếp đến kiểm tra. Sau khi lắng nghe ý kiến của các ngành, địa phương và người dân, đại diện lãnh đạo tỉnh đã quyết định đình chỉ hoạt động của trang trại này.

Dự án 3.200 tỉ "giải cứu" ùn tắc cửa ngõ Nam Hà Nội có nguy cơ vỡ tiến độ

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Mặt bằng giao chậm khiến dự án “giải cứu” ùn tắc cửa ngõ phía Nam dài 3,4 km, vốn đầu tư 3.200 tỉ đồng đứng trước nguy cơ không thể về đích vào quý III/2025 theo đúng kế hoạch ban đầu.

Khách hàng choáng vì phải trả 513 triệu đồng tiền làm đẹp: thẩm mỹ viện nào ở Nghệ An được cấp phép?

QUANG ĐẠI |

Từ vụ một nữ khách hàng đi làm đẹp phải chi trả 513 triệu đồng gây xôn xao dư luận, ngành y tế Nghệ An đã công khai các cơ sở thẩm mỹ được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Kiếm nửa triệu/ngày từ nghề cấy thuê ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Vào vụ cấy, nông dân ở quê lúa Thái Bình lại tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ nghề cấy thuê. Tùy vào tay nghề, người dân có thể kiếm 400.000-1.000.000 đồng/ngày.

Vỡ đường ống cấp nước sạch ra đảo ở Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Đường ống vượt biển cấp nước sạch cho hai đảo Trí Nguyên, Hòn Tằm bị vỡ. Hiện công ty cấp nước đã thuê thợ lặn khắc phục sự cố đồng thời, chở nước sạch cung cấp miễn phí cho dân.

Tỉ lệ sử dụng nước sạch thấp, ảnh hưởng tiêu chí nông thôn mới tại Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Theo Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025”, đến năm 2025, Hà Tĩnh phải có ít nhất 50% số người dân sử dụng nước sạch từ công trình nước sạch tập trung. Tuy nhiên, hiện nay toàn tỉnh Hà Tĩnh mới có 26,79% dân số sử dụng nước sạch từ công trình nước sạch tập trung.

Bên trong nhà máy nước sạch trăm tỉ hiện đại bậc nhất Bình Định có gì?

Hoài Phương |

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Định, Nhà máy nước sạch Quy Nhơn đi vào hoạt động sẽ đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, an toàn cho người dân trên địa bàn TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và vùng phụ cận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.