Nhức nhối nạn mua hàng thật - nhận đồ giả trên chợ mạng

LƯƠNG HẠNH |

Gần Tết Nguyên đán 2023, hoạt động kinh doanh buôn bán trên thị trường nói chung và các sàn thương mại điện tử nói riêng trở nên nhộn nhịp. Đây là "mảnh đất màu mỡ" để các đối tượng tuồn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đánh lừa người tiêu dùng.

Ma trận hàng thật - giả, loạn giá

Ghi nhận tại một số sàn thương mại điện tử có tiếng tại Việt Nam hiện nay, các sản phẩm từ mỹ phẩm, quần áo, nước hoa, thực phẩm chức năng... được rao bán ngập tràn.

Tại một cửa hàng online, chai nước hoa hiệu Le Labo loại 50ml được chào bán với giá 299.000 đồng. Cũng cùng sản phẩm này ở một cửa hàng khác lại được rao bán với mức giá chỉ 168.000 đồng.

Không khó để tìm kiếm một chai nước hoa cùng loại với giá rẻ nhiều hơn thế; trong khi đó sản phẩm này nếu là hàng chính hãng sẽ có giá vài triệu đồng.

Cùng một loại nước hoa nhưng lại có nhiều giá khác nhau giữa các cửa hàng. Ảnh: Chụp màn hình.
Cùng một loại nước hoa nhưng lại có nhiều giá khác nhau giữa các cửa hàng. Ảnh: Chụp màn hình.

Cần mua một đôi giày hiệu Adidas, chị Đinh Quế Phương Hoa (Vĩnh Phúc) dễ dàng tìm được trên các sàn thương mại điện tử chỉ bằng vài cú click.

Hàng nghìn kết quả với nhiều hình ảnh giống nhau nhưng lại có giá cả khác nhau xuất hiện tràn lan. Dù hoang mang nhưng chị Hoa vẫn đặt một đôi giày đúng yêu cầu.

Sau thời gian chờ đợi hàng, chị Hoa háo hức "đập hộp". Thế nhưng, nữ nhân viên văn phòng không khỏi giật mình khi đôi giày chị chờ cả nửa tháng lại khác so với ảnh đến vậy.

Càng gần Tết Nguyên đán 2023, hoạt động mua bán trên các sàn thương mại điện tử càng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ảnh: Lương Hạnh.
Càng gần Tết Nguyên đán 2023, hoạt động mua bán trên các sàn thương mại điện tử càng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ảnh: Lương Hạnh.

"Để biết được hàng có "chuẩn" hay không, tôi thường nhìn lượt mua sản phẩm. Sau đó đọc phần đánh giá, nhận xét về sản phẩm ngay bên dưới. Nhưng kể cả đã làm như vậy thì việc nhận biết hàng hóa thật - giả trên chợ mạng rất khó", chị Hoa nói.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (Yên Bái) cũng từng rơi vào cảnh mua phải hàng nhái thương hiệu nổi tiếng ở một sàn thương mại được cho là uy tín.

"Không có điều kiện mua cả chai nước hoa nên tôi thường mua dạng chiết từ 10-15ml/chai để sử dụng. Nhận về một chai nước hoa chiết nhãn hiệu Dior có giá 150.000 đồng tôi nghĩ mình được hời nhưng rồi lại không ngửi được vì toàn mùi cồn", chị Linh chia sẻ.

Chế tài xử lý vẫn tồn tại nhiều kẽ hở

Luật sư Nguyễn Văn Đoàn - Hệ thống Luật sư X (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: "Pháp luật đã quy định rất rõ về xử phạt hành chính đối với các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái.

Theo nghị định số 98/2020/NĐ-CP, xử phạt từ 1 triệu đến 70 triệu đồng đối với hành vi bán hàng giả về giá trị công dụng. Phạt từ 1 triệu đến 50 triệu đồng với hành vi bán hàng giả về nhãn hàng bao bì. Phạt từ 300.000 đồng đến 30 triệu đồng với hành vi bán tem nhãn bao bì hàng giả".

Bên cạnh đó, đối với những hành vi đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt như sau: Với tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192, Bộ Luật Hình sự sẽ có thể bị phạt từ 100 triệu đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm.

Với tội bán hàng giả liên quan đến lương thực, thực phẩm, phụ gia theo điều 193 mức phạt từ 2 đến 5 năm và mức phạt cao nhất là tù chung thân.

Với tội buôn bán hàng giả là thuốc theo điều 194 mức phạt từ 2 đến 7 năm và mức phạt cao nhất là tử hình.

"Quy định là vậy, tuy nhiên với tốc độ phát triển đến chóng mặt của thương mại điện tử, mạng xã hội, chế tài xử lý vẫn tồn tại nhiều kẽ hở, không theo kịp thực tế", vị luật sư nhận định.

Do đó, các cơ quan quản lý cần sớm ban hành các quy định danh mục hàng hóa bắt buộc bảo hành, tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và có chế tài đủ mạnh đối với các doanh nghiệp vi phạm.

Đối với các doanh nghiệp, cần thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thông tin trung thực về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; có trách nhiệm trong giao dịch với người tiêu dùng; có các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp, sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng nếu phát hiện gian lận thương mại, hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Đối với người tiêu dùng, cần hết sức tỉnh táo, thực sự là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín, nói không với hàng hóa vi phạm, đặc biệt là hàng hóa giả nhãn hiệu.

Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử cũng cần thể hiện vai trò của mình trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tính từ đầu năm đến ngày 15.10.2022, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số hơn 13.720 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 4.790 tỉ đồng; số thu ngân sách Nhà nước đạt 265,841 tỉ đồng.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Rượu giả, rượu nhái bán đầy rẫy trên sàn thương mại điện tử

Hương Giang |

Các sản phẩm rượu được làm giả, nhái rất tinh vi, xuất hiện nhiều và được phân phối qua các sàn thương mại điện tử.

Doanh thu bán hàng qua sàn thương mại điện tử phải báo cáo cơ quan thuế

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 18.11, Tổng cục Thuế cho biết, đã có công văn chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai hướng dẫn các tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp thông tin, theo quy định tại Nghị định số 91/2022/ND-CP.

Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử dự kiến vận hành vào tháng 12

TRÍ MINH |

Ngày 10.11, Tổng cục Thuế đã cho biết về thời điểm đi vào hoạt động của Cổng dữ liệu thông tin Thương mại điện tử.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Rượu giả, rượu nhái bán đầy rẫy trên sàn thương mại điện tử

Hương Giang |

Các sản phẩm rượu được làm giả, nhái rất tinh vi, xuất hiện nhiều và được phân phối qua các sàn thương mại điện tử.

Doanh thu bán hàng qua sàn thương mại điện tử phải báo cáo cơ quan thuế

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 18.11, Tổng cục Thuế cho biết, đã có công văn chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai hướng dẫn các tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp thông tin, theo quy định tại Nghị định số 91/2022/ND-CP.

Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử dự kiến vận hành vào tháng 12

TRÍ MINH |

Ngày 10.11, Tổng cục Thuế đã cho biết về thời điểm đi vào hoạt động của Cổng dữ liệu thông tin Thương mại điện tử.