Nhiều thắc mắc việc đặt tên trường học chưa được rõ ràng

QUANG ĐẠI |

Trong hai thiết chế đặc biệt quan trọng có quy định đặt tên là đường giao thông và trường học, việc đặt tên đường đã có quy định rất chặt chẽ, trong khi việc đặt tên trường còn bị thả nổi.

Như Lao Động đã thông tin, việc sử dụng tên người, từ nước ngoài để đặt tên cho trường học ở Việt Nam chưa được quy định một cách chặt chẽ.

Tại Hà Tĩnh, vào năm 2018, địa phương cho phép thành lập Trường Tiểu học - Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Albert Einstein. Đây là trường tư thục với tên tiếng Anh là “Albert Einstein School”.

Tại tỉnh này và nhiều địa phương khác có Hệ thống Trường Hội nhập Quốc tế iSchool từ nhiều năm qua.

Hà Nội và TPHCM có nhiều trường quốc tế ra đời, như Trường quốc tế Nhật Bản (JIS); Trường song ngữ quốc tế Hà Nội Academy, Trường quốc tế Global, Trường quốc tế ParkCity (ISPH), Trường quốc tế Gateway (nay đã đổi tên)…

Mặc dù trong hệ thống giáo dục hiện hành không có khái niệm “trường quốc tế”, nhưng nhiều cơ sở giáo dục vẫn đặt tên trường gắn với từ này, với mục đích tạo thương hiệu gắn với yếu tố nước ngoài để tuyển sinh và thu học phí cao.

Có 2 thiết chế đặc biệt trong xã hội Việt Nam là đường và trường được định danh (đặt tên). Trong khi việc đặt tên đường đã được luật hóa, với các quy định, quy trình chặt chẽ tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, thì hầu như việc đặt tên trường đang bị thả nổi.

Hiện chưa có một văn bản quy phạm pháp luật riêng cho việc đặt tên trường học. Nội dung này thường được đưa vào một mục nhỏ trong các Điều lệ nhà trường các cấp, một số văn bản liên quan khác của Chính phủ, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH.

Trước đây, Bộ GDĐT không quy định cụ thể về tên trường, sau mới bổ sung: “Việc đặt tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc”.

Tuy nhiên, vẫn chưa có hướng dẫn về quy trình, quy định cụ thể cho việc đặt tên trường học. Câu hỏi thế nào là “phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc”, và thế nào là “không phù hợp” vẫn chưa có đáp án cụ thể.

Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, Điều 29, Nghị định 86/2018 quy định: “Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam”.

Quy định như trên vẫn chung chung, không rõ ràng, không rõ thế nào là “vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam”.

Thực tế cho thấy, từ trước đến nay việc đặt tên trường học bằng tiếng Việt hầu hết được các địa phương bàn bạc, cân nhắc kĩ, trong khi việc đặt tên trường bằng tiếng, từ ngữ nước ngoài vẫn còn dễ dãi, có hiện tượng tràn lan, tùy tiện, gây bức xúc dư luận.

Thiết nghĩ, Bộ trưởng Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH và các bộ ngành liên quan cần nghiên cứu xây dựng một Nghị định trình Chính phủ quy định về việc đặt tên cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề các cấp, bảo đảm phù hợp với xu thế thời đại và truyền thống văn hóa dân tộc.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Sử dụng tên nước ngoài đặt tên trường học, đúng hay sai?

QUANG ĐẠI |

Quy định hiện hành không cấm sử dụng tên người nước ngoài đặt tên trường học ở Việt Nam, tuy nhiên cũng chưa có quy định cụ thể, chi tiết.

Phú Thọ tiếp tục chấn chỉnh, tránh lạm thu ở trường học

Minh Chuyên |

Phú Thọ - Nhằm tránh tình trạng lạm thu, Sở GDĐT yêu cầu tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý thu, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục.

Bình Dương: Trường học chưa mở, trẻ em mướt mồ hôi luyện chữ ở phòng trọ

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Đến thời điểm này, các trường học vẫn chưa mở lại, giáo viên không có việc làm. Trẻ em vất vả học tập, vạ vật ở các dãy trọ nhỏ hẹp. Phụ huynh đến nhà máy sản xuất không an tâm khi bỏ mặc con ở nhà.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sử dụng tên nước ngoài đặt tên trường học, đúng hay sai?

QUANG ĐẠI |

Quy định hiện hành không cấm sử dụng tên người nước ngoài đặt tên trường học ở Việt Nam, tuy nhiên cũng chưa có quy định cụ thể, chi tiết.

Phú Thọ tiếp tục chấn chỉnh, tránh lạm thu ở trường học

Minh Chuyên |

Phú Thọ - Nhằm tránh tình trạng lạm thu, Sở GDĐT yêu cầu tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý thu, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục.

Bình Dương: Trường học chưa mở, trẻ em mướt mồ hôi luyện chữ ở phòng trọ

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Đến thời điểm này, các trường học vẫn chưa mở lại, giáo viên không có việc làm. Trẻ em vất vả học tập, vạ vật ở các dãy trọ nhỏ hẹp. Phụ huynh đến nhà máy sản xuất không an tâm khi bỏ mặc con ở nhà.