Nhâm Dần - Tết con cọp hay Tết con hổ?

Nguyên Đức |

Tết Nhâm Dần đã cận kề, tự dưng người bạn vong niên hỏi, năm nay ăn Tết cọp hay ăn Tết hổ? Người viết chợt ngẫm lại, trong vô vàn điển hình phong phú về tiếng Việt, hai chữ cọp và hổ cũng là một ngẫu tượng thú vị.

Trước hết hãy nói về chữ hổ. Nhân gian chẳng xa lạ gì hình ảnh con vật nổi tiếng bá chủ sơn lâm này. Từ xưa đến nay, hổ luôn được nhắc đến với đầy đủ ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh loài vật cuồng dã trong tự nhiên.

Trong chữ Hán, hổ (虎) được vẽ đủ hình về con vật mạnh mẽ, có đủ cả nanh vuốt, tấm thân vằn vện và chiếc đuôi dài. Những người thích chiết tự còn ví luận, trong chữ hổ có chữ thất (七) và chữ kỷ (cơ, 几) hàm nghĩa thú vị rằng, “gặp con vật này, bạn chỉ có thất cơ lỡ mệnh thôi”.

Trong hệ số đếm chu kỳ Thiên Can Địa Chi của triết học Đông phương, hổ là con vật được chọn đứng thứ ba, viết Dần (寅). Năm Tân Sửu qua, năm Nhâm Dần tới, người ta sẽ gọi tiễn Trâu đón Hổ, là theo canh vị này.

Nhưng đó là gọi theo chữ Hán, Dần được viết là hổ. Còn trong tiếng Việt, Dần sẽ viết là cọp. Cọp là một từ thuần nôm của người Việt, trong tiếng Hán không có chữ này. Với dạng chữ Nôm, cọp viết là chữ 𧲫, hoặc 𤜯, và chữ 𧳇. Tất cả đều ghép từ bộ chữ Hán, mượn âm chữ Hán tương tự mà thành.

Chữ 𧲫 hay 𤜯, lấy bộ trỉ hoặc bộ khuyển, chỉ vào nghĩa “con thú”, và chữ cập 及 mượn âm; hàm nghĩa con thú đọc như chữ cập, chính là chữ cọp. Chữ 𧳇 cũng lấy bộ trỉ và chữ hợp (合) mượn âm, đọc là cọp.

Với cách hiểu như vậy, gọi năm Dần, là năm Hổ, tức dùng nghĩa chữ Hán và năm Cọp, tức dùng nghĩa chữ Nôm. Theo đó, gọi Tết này là Tết con Cọp, chắc chắn là gọi theo tiếng Việt, là cách gọi của người Việt.

Chữ cọp, với nghĩa nôm như vậy, chỉ vào con cọp, động vật ăn thịt có sức mạnh trong thiên nhiên. Người Việt ăn Tết năm con cọp, chứ không phải ăn Tết năm con hổ như chữ Hán thể hiện.

Chữ cọp, sau thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp, bởi sự du nhập đa dạng vào tiếng Việt, còn biến ra nghĩa khác. Đó là chữ “copy”, tức sao chép, đọc vắn tắt là cọp.

Trong tiếng Việt, nhất là ngôn ngữ phía nam, “cọp” thêm nghĩa “sao chép, xem trộm”. Đọc sách “cọp”, đọc báo “cọp”, nghĩa là đọc sách báo không trả tiền. Học sinh cọp bài, tức là quay cóp trong thi cử.

Ăn Tết con cọp, là từ dùng theo nghĩa tiếng Việt, ai cũng hiểu. Tuy nhiên, người Quảng Nam vốn tiếu lâm, thích nói lái, lại né chữ cọp, chuyển qua dùng chữ hổ. Bởi nói Tết con cọp, chắc chắn dân xứ Quảng Nam sẽ lửng lơ “năm Dần chắc sẽ bắt được con cọp” rồi cười ha hả. Tết con cọp 2022 ở xứ Quảng, thú vị thay, lại là Tết con hổ mà thôi!

Nguyên Đức
TIN LIÊN QUAN

"Thiếu vắng khán giả, sân khấu sẽ không còn sức sống"

Hiền Hương - Mai Hương (thực hiện) |

Diễn biến của dịch COVID-19 năm 2021 khiến sân khấu đóng băng gần 12 tháng, khó khăn thêm khó khăn. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSƯT Xuân Bắc - Giám đốc nhà hát Kịch Việt Nam.

Ngắm vẻ đẹp kiến trúc chuẩn mực thời Nguyễn

Bài và ảnh: việt văn |

Dịch bệnh COVID-19 làm đảo lộn cuộc sống của tất cả mọi người và ảnh hưởng nặng nề tới du lịch. Nhưng ở mặt khác, nó làm ta sống chậm hơn, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống chậm rãi hơn, sâu sắc hơn.

"Phim xưa" trong mắt diễn viên trẻ

NGỌC DỦ thực hiện |

Diễn viên Bích Ngọc - người từng tạo ấn tượng trong "Hương vị tình thân" lần đầu đóng phim xưa của miền Nam nên để lại cho cô nhiều kỉ niệm. Bên cạnh đó, nữ diễn viên phải học khá nhiều thứ để có thể đảm nhận được vai Mỹ Tiên trong “Lưới trời”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

"Thiếu vắng khán giả, sân khấu sẽ không còn sức sống"

Hiền Hương - Mai Hương (thực hiện) |

Diễn biến của dịch COVID-19 năm 2021 khiến sân khấu đóng băng gần 12 tháng, khó khăn thêm khó khăn. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với NSƯT Xuân Bắc - Giám đốc nhà hát Kịch Việt Nam.

Ngắm vẻ đẹp kiến trúc chuẩn mực thời Nguyễn

Bài và ảnh: việt văn |

Dịch bệnh COVID-19 làm đảo lộn cuộc sống của tất cả mọi người và ảnh hưởng nặng nề tới du lịch. Nhưng ở mặt khác, nó làm ta sống chậm hơn, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống chậm rãi hơn, sâu sắc hơn.

"Phim xưa" trong mắt diễn viên trẻ

NGỌC DỦ thực hiện |

Diễn viên Bích Ngọc - người từng tạo ấn tượng trong "Hương vị tình thân" lần đầu đóng phim xưa của miền Nam nên để lại cho cô nhiều kỉ niệm. Bên cạnh đó, nữ diễn viên phải học khá nhiều thứ để có thể đảm nhận được vai Mỹ Tiên trong “Lưới trời”.