CHUYỆN LẠ Ở TPHCM:

“Nhầm” chủ sở hữu, 40 năm chủ nhà bị... mất nhà

ĐÔNG ANH |

Một sai sót hết sức nghiêm trọng của chính quyền quận 5 về chủ sở hữu căn nhà 68 Tạ Uyên, quận 5 - đã dẫn tới hậu quả - gần 40 năm, chủ sở hữu thật sự của căn nhà bị... ra khỏi nhà, phải đi ở thuê. Thế nhưng, suốt 40 năm, chủ nhà khiếu nại để đòi lại nhà, thì không cơ quan nào giải quyết...

“Nhầm lẫn” chủ nhà, bịa đặt “xuất cảnh trái phép”...

Căn nhà số 68 Tạ Uyên, phường 15, quận 5, TPHCM, thuộc sở hữu của bà Lý Hoan. Trước năm 1975, bà Hoan cho bà Diệp Muối thuê. Năm 1978, bà Muối xuất cảnh. Ngày 16.11.1978, UBND quận 5 tiếp quản căn nhà. Sau đó, căn nhà được giao cho phòng công nghiệp quận 5 sử dụng, rồi Bộ Đại học làm nhà ở cho CBCNV. Ngày 4.1.1980, căn nhà được Sở quản lý nhà đất cấp giấy phép cho Ban Kiến thiết đường dây 230KV (Công ty điện lực miền Nam) sử dụng.

Tuy nhiên, chỉ sau một ngày được cấp giấy phép (5.1.1980), đơn vị này đã... phân phối căn nhà trên cho ông Trần Tấn Công (cán bộ Ban Kiến thiết đường dây 230KV) làm nhà ở. Năm 1991, ông Công hợp thức hoá, được chính quyền cấp chủ quyền nhà cho cá nhân vợ chồng ông Công v.v...

Không chấp nhận căn nhà thuộc sở hữu hợp pháp của mình bị trưng dụng, rồi cấp cho người khác; từ năm 1978, bà Lý Hoan đã có đơn đòi lại nhà. Song, bà Hoan đã chết vào tháng 5.1979. Con bà Hoan là bà Lý Lệ Hùng tiếp tục thay mẹ thừa kế căn nhà và gửi đơn khiếu nại đòi nhà v.v...

Sau 35 năm “ngâm” đơn, ngày 7.1.2014, UBND TPHCM mới ra quyết định số 79/QĐ-UBND trả lời bà Lý Lệ Hùng. Thật kỳ lạ, UBND TPHCM lại cho rằng “năm 1978, bà Lý Hoan xuất cảnh bất hợp pháp”(?), nên Nhà nước “kiểm kê và quản lý nhà”(?). Căn cứ Nghị quyết số 23/2003/QH11, ngày 26.11.2003 của Quốc hội, UBND TPHCM cho rằng, “không có cơ sở giải quyết” trả lại nhà cho bà Hùng.

Bà Hùng khiếu nại ra Bộ Xây dựng. Ngày 10.3.2015, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam ra quyết định số 272/QĐ-BXD, cho biết “việc UBND TP cho rằng bà Lý Hoan xuất cảnh bất hợp pháp là không chính xác”. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng vẫn căn cứ Nghị quyết số 23 để không chấp nhận trả lại nhà... Bà Lý Lệ Hùng vẫn kiên trì khiếu nại đòi nhà, thì ngày 20.10.2017 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tiếp tục có văn bản số 2474/BXD-TTr, trả lời xung quanh vụ việc trên.

Tại văn bản này, Bộ Xây dựng lại... bật mí: “Bà Lý Hoan không xuất cảnh mà chết tại VN năm 1979. Sau khi người thuê nhà là bà Diệp Muối xuất cảnh trái phép, nhà nước đã quản lý căn nhà này; các quyết định quản lý nhà của UBND quận 5 ghi “chủ sở hữu nhà là Lý Tôn Cẩm và gia đình bỏ đi biệt tích”, trong khi hồ sơ không thể hiện Lý Tôn Cẩm là chủ sở hữu hay người thuê nhà... Như vậy, việc Nhà nước quản lý căn nhà 68 Tạ Uyên, dù với lý do chủ sở hữu nhà hay người thuê nhà xuất cảnh trái phép đều không chính xác” - Bộ Xây dựng kết luận.

Bà Lý Lệ Hùng trước căn nhà 68 Tạ Uyên, do mẹ bà Hùng là bà Lý Hoan sở hữu từ trước năm 1975. Ảnh: C.H
Bà Lý Lệ Hùng trước căn nhà 68 Tạ Uyên, do mẹ bà Hùng là bà Lý Hoan sở hữu từ trước năm 1975. Ảnh: C.H

Áp dụng Nghị quyết 23 để không trả nhà, đúng hay sai?

Điều 1 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26.11.2003 của Quốc hội quy định: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1.7.1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất”.

Với trường hợp bà Lý Hoan, ngày 29.3.1990, Phòng xây dựng, thuộc UBND quận 5 đã có văn bản số 418/XD5/VP, khẳng định “Bà Lý Hoan không thuộc diện cải tạo nhà thuê tại quận 5 và căn nhà 68 Tạ Uyên không có trong danh sách cải tạo tư sản thương nghiệp 3/1979”.

Mặt khác, tại văn bản số 2474/BXD-TTr ngày 20.10.2017, do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà ký ban hành, cũng kết luận: “không có cơ sở xác định bà Hoan thuộc diện phải thực hiện chính sách cải tạo nhà cho thuê... Và thực tế, Nhà nước cũng không quản lý nhà 68 Tạ Uyên theo diện cải tạo nhà cho thuê”.

Rõ ràng, với các chứng cứ trên, căn nhà 68 Tạ Uyên do bà Lý Hoan là chủ sở hữu, hoàn toàn không thuộc diện “nhà nước quản lý”, để rồi UBND TPHCM áp dụng Nghị quyết số 23, không giải quyết trả lại nhà cho bà Hoan. UBND TPHCM căn cứ Nghị quyết số 23 để không giải quyết, không trả căn nhà 68 Tạ Uyên cho gia đình bà Lý Hoan là trái với quy định luật pháp, không đúng đối tượng theo Nghị quyết số 23...

Vấn đề đặt ra là vì sao lại xuất hiện những tình tiết mang tính quy chụp, bịa đặt, không có thật trong câu chuyện này như: “bà Lý Hoan xuất cảnh bất hợp pháp”, “chủ sở hữu nhà Lý Tôn Cẩm và gia đình bỏ đi biệt tích”... Từ đó, đưa căn nhà 68 Tạ Uyên thuộc diện “nhà nước quản lý”, để bác đơn đòi nhà của gia đình bà Lý Hoan, trong suốt 40 năm qua?

Trong khi đó, tiếp xúc với PV Lao Động, bà Lý Lệ Hùng đã nức nở trong nước mắt: “Mẹ tôi nhắm mắt, mà lòng vẫn ấm ức vì nhà bị chiếm, bản thân bị vu xuất cảnh trái phép... Tôi yêu cầu làm rõ Lý Tôn Cẩm là ai? mà UBND quận 5 lại ghi là chủ sở hữu căn nhà? Trong khi mẹ tôi mới thật sự là người sở hữu căn nhà 68 Tạ Uyên. Suốt 40 năm qua, nhà mẹ để lại, do người khác sử dụng, còn cả nhà tôi phải ở nhà thuê, nghèo khổ quanh năm”.

Hơn bao giờ, UBND TPHCM và Bộ Xây dựng, phải xem xét lại trường hợp đòi nhà này, để mang lại công bằng, khách quan, tránh cho nạn nhân trong sự vụ sai phạm này thiệt đơn, thiệt kép.

ĐÔNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.