Nhà máy xử lý nước thải sắp chết yểu vì không có... nước thải

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nhà máy xử lý nước thải tại Khu công nghiệp (KCN) Khánh Phú (tỉnh Ninh Bình) có tổng mức đầu tư 225 tỉ đồng, công suất 45.600m3/ngày đêm. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, nhà máy này đang đứng trước nguy cơ "chết yểu" do không có nguồn nước thải vào để xử lý.

Hoạt động cầm chừng do ít nước thải

Đây là một trong những nhà máy xử lý nước thải đầu tiên trong cả nước thực hiện xã hội hóa về đầu tư nhằm xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trong KCN Khánh Phú từ loại B về loại A rồi thải ra môi trường.

Nhà máy là cần thiết đối với một KCN lớn như KCN Khánh Phú. Dự án khởi công vào cuối năm 2009, đến năm 2010, nhà máy hoàn thành giai đoạn I và đi vào hoạt động với công suất 15.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động, công suất xử lý nước thải của nhà máy chỉ đạt 15-20%, đến thời điểm hiện tại nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, khoảng (7% công suất).

Nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng do thiếu nguồn nước thải để xử lý. Ảnh: NT
Nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng do thiếu nguồn nước thải để xử lý. Ảnh: NT

Theo đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thành Nam (chủ đầu tư), nguyên nhân nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng là do một số nhà máy, công ty trong KCN Khánh Phú không xả thải qua nhà máy; hệ thống đường ống, cống rãnh dẫn nước thải trong KCN chưa hoàn chỉnh và không đấu nối được giữa nhà máy với các công ty, doanh nghiệp trong khu vực...

Chị Trần Thị Hoa - nhân viên quản lý tại nhà máy - cho hay: Trên thực tế đã có hơn 20 công ty, doanh nghiệp trong KCN Khánh Phú đấu nối đường ống và ký hợp đồng xử lý nước thải với nhà máy, nhưng lượng nước thải vào nhà máy chỉ đạt bình quân từ 3.000-4.000m3/ngày đêm. Trong khi đó, thời điểm cao nhất lượng nước thải vào nhà máy mỗi ngày đạt từ 13.000-14.000m3.

Nhiều công ty, doanh nghiệp thực hiện việc đấu nối đường ống dẫn nước thải về nhà máy để xử lý nhưng cả tháng không có 1 m3 nước thải nào dổ về nhà máy xử lý. Ảnh: NT
Nhiều công ty, doanh nghiệp thực hiện việc đấu nối đường ống dẫn nước thải về nhà máy để xử lý nhưng cả tháng không có 1 m3 nước thải nào dổ về nhà máy xử lý. Ảnh: NT

"Do lượng nước thải ít nên nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, không đủ chi phí để hoạt động nên phải cắt giảm nhân công từ 30 người nay chỉ còn 7 người, Ban lãnh đạo nhà máy từng kiến nghị xin dừng hoạt động nhà máy do không có nguồn nước thải vào để xử lý" - chị Hoa nói.

Tìm biện pháp duy trì hoạt động của nhà máy

Lượng nước thải vào nhà máy sụt giảm, trong khi đó, tình trạng một số công ty, doanh nghiệp tại KCN Khánh Phú vẫn lén lút xả thải trực tiếp ra môi trường và đã bị cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình lập biên bản xử lý nhiều lần như: Nhà máy đạm Ninh Bình, Công ty TNHH may Nienhsing Ninh Bình...

"Các nhà máy đều ký hợp đồng xử lý nước thải và đấu nối hệ thống nước thải qua nhà máy xử lý của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể kiểm tra lượng nước thải đổ về nhà máy để xử lý qua đồng hồ công tơ chứ không thể vào trực tiếp từng công ty hay doanh nghiệp để kiểm tra cụ thể được, còn nguồn nước thải được thải đi đâu chúng tôi không nắm được" - đại diện lãnh đạo nhà máy xử lý nước thải Thành Nam nói.

Giai đoạn II của nhà máy phải bỏ dở dang. Ảnh: NT
Giai đoạn II của nhà máy phải bỏ dở dang. Ảnh: NT

Cũng theo vị đại diện lãnh đạo nhà máy xử lý nước thải Thành Nam cho hay, nếu như trước đây, mỗi ngày có bình quân từ 5.000-6.000m3 nước thải từ Nhà máy đạm Ninh Bình thải qua nhà máy để xử lý thì nay chỉ còn chưa đầy 1.000m3/ngày đêm.

Ông Nguyễn Cao Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình - cho hay: Tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN Khánh Phú đã tồn tại từ nhiều năm nay, trong đó chủ yếu là ô nhiễm từ khói bụi và nước thải. Một số doanh nghiệp lén lút xả thải trực tiếp ra môi trường đã gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ một số nơi, dẫn đến nhân dân bất bình, khiếu kiện... Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều buổi làm việc, tìm biện pháp nhằm duy trì và đảm bảo cho hoạt động của nhà máy.

Hiện mới chỉ có hơn 20 công ty, doanh nghiệp trong KCN Khánh Phú thực hiện đấu nối đường ống dẫn nước thải về nhà máy xử lý. Ảnh: NT
Hiện mới chỉ có hơn 20 công ty, doanh nghiệp trong KCN Khánh Phú thực hiện đấu nối đường ống dẫn nước thải về nhà máy xử lý. Ảnh: NT

UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình làm việc với nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN, nhất là hệ thống dẫn nước thải từ các doanh nghiệp về nhà máy.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong KCN, nghiêm cấm xả thải trực tiếp ra môi trường mà phải qua nhà máy xử lý nước thải. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho hoạt động của nhà máy, nhất là trong giai đoạn hiện tại.

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Xử lý ô nhiễm tại khu công nghiệp, Ninh Bình cần giải pháp tổng thể

NGUYỄN TRƯỜNG |

Để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp (KCN) Khánh Phú (Ninh Bình). Ông Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình khẳng định cần phải có giải pháp tổng thể thì mới giải quyết dứt điểm được tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN Khánh Phú.

Dân "kêu trời" vì ô nhiễm môi trường từ Khu công nghiệp Khánh Phú

DIỆU ANH |

Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, Ninh Bình luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường từ khói bụi, nước thải do các nhà máy tại Khu công nghiệp Khánh Phú thải ra. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân.

Hải Phòng: Điều tra nguồn nước thải "đầu độc" khu nuôi trồng thủy sản

Đặng Luân |

Ngày 16.4, UBND phường Đông Hải 2 (Hải An, TP.Hải Phòng) phối hợp Phòng Cảnh sát môi trường, Công an thành phố lập biên bản việc khu vực đầm nuôi thủy sản trên địa bàn phường Đông Hải 2 có dấu hiệu bị “đầu độc” bởi nước thải nguy hại.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Xử lý ô nhiễm tại khu công nghiệp, Ninh Bình cần giải pháp tổng thể

NGUYỄN TRƯỜNG |

Để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp (KCN) Khánh Phú (Ninh Bình). Ông Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình khẳng định cần phải có giải pháp tổng thể thì mới giải quyết dứt điểm được tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN Khánh Phú.

Dân "kêu trời" vì ô nhiễm môi trường từ Khu công nghiệp Khánh Phú

DIỆU ANH |

Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, Ninh Bình luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường từ khói bụi, nước thải do các nhà máy tại Khu công nghiệp Khánh Phú thải ra. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân.

Hải Phòng: Điều tra nguồn nước thải "đầu độc" khu nuôi trồng thủy sản

Đặng Luân |

Ngày 16.4, UBND phường Đông Hải 2 (Hải An, TP.Hải Phòng) phối hợp Phòng Cảnh sát môi trường, Công an thành phố lập biên bản việc khu vực đầm nuôi thủy sản trên địa bàn phường Đông Hải 2 có dấu hiệu bị “đầu độc” bởi nước thải nguy hại.