Người Việt “thụ động” hay “linh hoạt”, thưa GS Trần Ngọc Thêm?

QUANG ĐẠI |

GS-TSKH Trần Ngọc Thêm đề xuất không sử dụng cách biểu đạt “trồng người” trong giáo dục vì thể hiện tính “thụ động” của người Việt. Tuy nhiên, trước đó, ông lại khẳng định người Việt có tính “linh hoạt rất mạnh mẽ”.

Ngày 26.11.2021, trong bài “GS Trần Ngọc Thêm: Hiểu đúng đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn” trên báo Lao Động điện tử, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, nói: “Văn hoá Việt Nam hình thành trên kinh tế trồng lúa nước là một nền văn hoá âm tính, trong đó con người có đặc điểm là thường luôn thụ động. Tính thụ động này của văn hóa thể hiện rất rõ qua cách tiếp nhận và sử dụng khái niệm “trồng người”.

GS Trần Ngọc Thêm đề nghị không sử dụng cách biểu đạt “trồng người” trong giáo dục vì thể hiện tính thụ động, đề xuất các phương pháp giáo dục sáng tạo, đề cao tính phản biện, cá nhân hóa.

Tuy nhiên, điều đáng nói là trước đó, vào ngày 10.10.2013, trong bài “GS Trần Ngọc Thêm: Đánh giá của Đại tướng về văn hóa Việt vô cùng đúng” trên báo giaoduc.net.vn, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm nói: “Đặc trưng văn hóa thứ hai giúp người Việt Nam chiến thắng bất kỳ kẻ thù nào là tính linh hoạt. Nghề nông nghiệp trồng lúa nước luôn luôn phải đối phó với tự nhiên, mà tự nhiên luôn chứa đầy những yếu tố bất ngờ không thể dự tính trước được, cho nên chúng ta phải rất linh hoạt. Tùy nơi, tùy lúc, tùy người mà có những ứng xử khác nhau chứ không cứng nhắc theo một cách bất biến nào”.

Trong bài báo nói trên, GS Trần Ngọc Thêm nhấn mạnh “văn hóa Việt Nam truyền thống đặc trưng bởi tính linh hoạt rất mạnh mẽ”; “Người Việt dù ở đâu cũng luôn phát huy tối đa khả năng linh hoạt biến báo, xoay xở sao cho có lợi tối đa cho mình, với đủ loại mánh khóe”...

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, mục từ “Thụ động” nghĩa là: “trạng thái chỉ chịu sự chi phối, tác động của bên ngoài mà không hề có phản ứng tích cực nào trở lại” còn “Linh hoạt” được giải thích: “linh lợi và hoạt bát”, “nhanh, nhạy trong việc xử trí, ứng phó cho phù hợp với tình hình thực tế, không cứng nhắc tuân theo nguyên tắc”.

Như vậy, trong thời gian cách nhau 8 năm, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra hai nhận định khác nhau, thậm chí đối lập nhau về đặc điểm của văn hóa và tính cách người Việt. Năm 2021, GS khẳng định “người Việt thường luôn thụ động”; còn trước đó, vào năm 2013, ông nói nào người Việt “linh hoạt”, “hoạt biến báo, xoay xở”, coi đây là sức mạnh tạo nên chiến thắng trong cuộc chiến tranh với người Mỹ nề nếp, nguyên tắc có phần cứng nhắc.

Đáng lưu ý là cả 2 nét tính cách trên, theo GS Trần Ngọc Thêm, đều xuất phát từ nghề nông nghiệp trồng lúa nước của người Việt.

Là những người hậu sinh, kiến thức hạn hẹp, tôi không rõ vậy thì rốt cuộc, xuất phát từ nền nông nghiệp trồng lúa nước, người Việt “thụ động” hay “linh hoạt”? Các căn cứ, số liệu để minh chứng cho các nhận định ấy là gì?

Kính mong được GS Trần Ngọc Thêm và các nhà thức giả chỉ giáo.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

GS Trần Ngọc Thêm nói gì về bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"?

Huyên Nguyễn - Chân Phúc |

Đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo" của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Để hiểu rõ hơn về đề xuất này, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS Trần Ngọc Thêm.

GS Trần Ngọc Thêm: Hiểu đúng đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn

Huyên Nguyễn (thực hiện) |

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, ở xã hội hiện nay phẩm chất và năng lực đều quan trọng. Trong đó, đức phải có trước tài nhưng đó chỉ là điều kiện cần, là cái nền để trên đó phát triển và bồi dưỡng tài năng. Chúng ta cần thay đổi quan niệm về “trồng người”, về “Tiên học lễ, hậu học văn” để đào tạo ra con người toàn diện, chủ động, khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo.

Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về… lò mổ: Cục Thú y thụ động, không nắm rõ sự việc

Phong Nguyễn |

Lãnh đạo Bộ NNPTNT cho biết: Từ thông tin do Báo Lao Động điều tra, Bộ NNPTNT đã họp khẩn và giao Cục Thú y rà roát, kiểm tra, xử lý nghiêm theo đúng quy định, không có chuyện bao che, nương nhẹ đối với các cá nhân vi phạm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Cục Thú y gần như... chưa nắm rõ được vụ việc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

GS Trần Ngọc Thêm nói gì về bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"?

Huyên Nguyễn - Chân Phúc |

Đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo" của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Để hiểu rõ hơn về đề xuất này, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS Trần Ngọc Thêm.

GS Trần Ngọc Thêm: Hiểu đúng đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn

Huyên Nguyễn (thực hiện) |

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, ở xã hội hiện nay phẩm chất và năng lực đều quan trọng. Trong đó, đức phải có trước tài nhưng đó chỉ là điều kiện cần, là cái nền để trên đó phát triển và bồi dưỡng tài năng. Chúng ta cần thay đổi quan niệm về “trồng người”, về “Tiên học lễ, hậu học văn” để đào tạo ra con người toàn diện, chủ động, khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo.

Gian dối cách ly, lợn nhập khẩu chạy thẳng về… lò mổ: Cục Thú y thụ động, không nắm rõ sự việc

Phong Nguyễn |

Lãnh đạo Bộ NNPTNT cho biết: Từ thông tin do Báo Lao Động điều tra, Bộ NNPTNT đã họp khẩn và giao Cục Thú y rà roát, kiểm tra, xử lý nghiêm theo đúng quy định, không có chuyện bao che, nương nhẹ đối với các cá nhân vi phạm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Cục Thú y gần như... chưa nắm rõ được vụ việc.