Người Việt suồng sã khi gọi nhau là anh em, chú cháu ở công sở?

Mi Lan |

Vẫn đang tiếp tục cuộc tranh cãi cho rằng, người Việt đang thiếu đại từ nhân xưng trung tính để xưng hô nơi công sở, và các mối quan hệ xã hội.

Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, tiếng Việt có điểm yếu về việc thiếu những đại từ nhân xưng cho các mối quan hệ xã hội cần sự trung tính, trung lập.

Ông Ân lấy đơn cử như mối quan hệ giáo viên - học sinh, hay mối quan hệ đồng nghiệp, cộng sự ở công sở, vốn là mối quan hệ xã hội, không thể sử dụng những đại từ nhân xưng trong gia đình, như xưng “con”, hay đồng nghiệp gọi nhau là chú cháu, anh em, chị em... Cách dùng ngôi nhân xưng như thế này là sai, không phù hợp.

Đồng quan điểm với ông Lại Nguyên Ân, nhiều độc giả cũng bày tỏ quan điểm trên báo Lao Động về việc, tiếng Việt và người Việt đang sử dụng các đại từ nhân xưng “hỗn loạn”.

Đưa những ngôi nhân xưng thân thiết, gần gũi trong gia đình vào các mối quan hệ xã hội, độc giả Nguyễn Thành Trung cho rằng, cách dùng các ngôi nhân xưng trong gia đình như chú bác, anh em, chị em khi áp dụng cho mối quan hệ xã hội ở nơi công sở, cơ quan sẽ rất suồng sã.

Ở chiều ngược lại của cuộc tranh cãi, những ý kiến phản biện cho rằng, cách dùng ngôi nhân xưng thể hiện thói quen của người Việt. Đã từ lâu, người Việt dùng cách xưng hô “chú cháu”, “anh em”, “chị em” ở nơi công sở xuất phát từ việc phân cấp về độ tuổi.

Tranh cãi quanh các đại từ nhân xưng của người Việt vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: TL
Tranh cãi quanh các đại từ nhân xưng của người Việt vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: TL

“Ở cơ quan, hay ở bất cứ đâu, người ở tuổi chú, bác mình, tôi sẽ gọi là chú, bác. Tôi không thấy chuyện này có ảnh hưởng xấu đến đạo đức hay thuần phong mĩ tục của người Việt” - độc giả Đoàn Đông đưa quan điểm.

Trao đổi với phóng viên Lao Động ở góc nhìn chuyên gia, đã có gần 20 năm học và nghiên cứu về ngôn ngữ, tiếng Việt, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ cho biết: “Tiếng Việt bắt nguồn sâu xa và bám rễ từ văn hóa, phong tục tập quán của người Việt. Người Việt vốn có truyền thống trọng tuổi. Từ ngàn đời xưa, cách đây nhiều thế kỷ, người Việt đã có quan niệm “Kính lão đắc thọ”, “Kính già, già để tuổi cho”. Trong lối sống và suy nghĩ sâu xa của người Việt, họ luôn “kính trên nhường dưới”, thể hiện sự tôn trọng đặc biệt dành cho người lớn tuổi hơn mình. Cứ hơn tuổi, là đáng kính. Người Việt coi những người hơn tuổi mình là bậc cha chú, là thế hệ đi trước, giàu vốn sống hơn, giàu kinh nghiệm hơn, và luôn có những giá trị để lớp con cháu đi sau học hỏi.

Chính từ văn hóa, nếp sống ăn sâu từ ngàn đời này, mà ở cơ quan, công sở, người Việt cũng xưng hô chú cháu, chú bác, gọi anh xưng em với những người hơn tuổi mình, và đặc biệt coi trọng, kính nể, cũng như học hỏi từ thế hệ đi trước”.

Theo phân tích của Tiến sĩ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ, cách xưng hô này thể hiện tình cảm, nếp nghĩ và văn hóa của người Việt, nên không thể dùng từ “suồng sã”, cũng không thể so sánh với những ngôn ngữ có ít ngôi thứ và trung tính như tiếng Anh.

Tiến sĩ Ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ. Ảnh: NVCC
Tiến sĩ Ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ. Ảnh: NVCC

“Ngôn ngữ của người Việt đã tồn tại như thế cả ngàn năm. Ai có thể gọi đó là hỗn loạn, chứ cá nhân tôi, tôi nhìn thấy sự linh hoạt, mềm mại và đa dạng của tiếng Việt. Với tiếng Việt, chúng ta có rất nhiều ngôi nhân xưng để dùng trong mọi hoàn cảnh, và đặc biệt, cách chúng ta dùng nhân xưng còn thể hiện được cả cảm xúc, tình cảm dành cho người đối diện.

Người Việt vốn trọng nghĩa, trọng tình, trọng tuổi, nên trong cách xưng hô đã thể hiện được lối nghĩ, tình cảm, không chỉ đơn giản là cuộc đối thoại, mà còn bao hàm cả sắc thái của cuộc đối thoại. Bởi thế, tôi cho rằng, không cần có sự tranh cãi nào ở đây. Những giá trị của tiếng Việt, của các ngôi nhân xưng trong tiếng Việt, sẽ được thời gian khẳng định, chọn lọc và bảo tồn, lưu giữ, qua nhiều thế hệ” – Tiến sĩ Vũ nói.

Theo góc nhìn của Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ, chính cách dùng nhân xưng linh hoạt của tiếng Việt đã giúp người Việt biến những mối quan hệ tưởng như xa lạ thành gần gũi, khách sáo thành thân quen. 

"Ngôn ngữ của người Việt được bắt nguồn từ văn hóa, nếp sống, nếp nghĩ của người Việt qua bao thế hệ nên không thể cứ muốn thay đổi là sẽ thay đổi. Giống như bao nét văn hóa hình thành từ thói quen, nếp nghĩ, những gì sai lệch, phản cảm sẽ bị đào thải, và ngược lại những gì có giá trị, được số đông chấp thuận, sẽ được lưu giữ qua thời gian" - Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ cho biết.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi gay gắt trước đề xuất giáo viên không gọi học sinh là "con"

ANH THƯ (TH) |

Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm trước thông tin nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, cần loại bỏ ngay cách xưng hô học học sinh là "con" ra khỏi trường học, khuyến khích học sinh - sinh viên xưng "tôi" với giáo viên.

Phụ huynh nói gì về đề xuất “giáo viên không gọi học sinh là con"?

Lan Anh |

Khi được hỏi về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con”, phụ huynh đưa những góc nhìn và quan điểm đối lập nhau.

Vì sao giáo viên không được gọi học sinh là “con”?

Hào Hoa |

Trước những tranh cãi, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói rõ hơn về quan điểm, “trong những mối quan hệ xã hội như thầy cô giáo – học sinh, cần có cách xưng hô khách quan, trung tính”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tranh cãi gay gắt trước đề xuất giáo viên không gọi học sinh là "con"

ANH THƯ (TH) |

Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm trước thông tin nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, cần loại bỏ ngay cách xưng hô học học sinh là "con" ra khỏi trường học, khuyến khích học sinh - sinh viên xưng "tôi" với giáo viên.

Phụ huynh nói gì về đề xuất “giáo viên không gọi học sinh là con"?

Lan Anh |

Khi được hỏi về đề xuất “giáo viên không được gọi học sinh là con”, phụ huynh đưa những góc nhìn và quan điểm đối lập nhau.

Vì sao giáo viên không được gọi học sinh là “con”?

Hào Hoa |

Trước những tranh cãi, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói rõ hơn về quan điểm, “trong những mối quan hệ xã hội như thầy cô giáo – học sinh, cần có cách xưng hô khách quan, trung tính”.