Người lao động thất nghiệp nóng lòng chờ ngày được đi làm lại

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Sau khi TPHCM đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, một số ngành nghề đã được cho phép hoạt động trở lại nhưng thực tế vẫn có nhiều người lao động vẫn tiếp tục thất nghiệp, chật vật với cuộc sống mà chưa biết ngày nào được đi làm.

Clip người lao động chia sẻ về những khó khăn khi phải bám trụ tại TPHCM chờ ngày dịch tan.

Dịch bệnh kéo dài 4 tháng, khiến không ít công nhân, người lao động tại TPHCM bị mất việc hoặc phải tạm nghỉ việc. Bằng đấy ngày tháng là bằng ấy thời gian họ rơi vào cảnh lao đao vì mất việc đột ngột, lại không có dư nguồn tích lũy nên họ chỉ đủ tiền bảo đảm cuộc sống trong thời gian ngắn.

Thế nhưng khi cuộc sống dần trở lại bình thường, đường phố dần đông đúc nhộn nhịp, một số ngành nghề đã hoạt động trở lại nhưng vẫn còn rất nhiều những người lao động tự do đã bị chao đảo trước làn sóng của dịch COVID-19 tác động mong chờ ngày được "tay làm hàm nhai", đi làm mưu sinh trang trải cuộc sống nơi thành phố.

 
Chị Vũ Thị Lan (quê Hưng Yên, ngụ quận Gò Vấp) chật vật xoay sở trong mùa dịch để lo cho cuộc sống của 2 mẹ con.

Khác với nhiều người trong khu trọ chọn cách rời TPHCM về quê khi được phép đi lại liên tỉnh, chị Vũ Thị Lan (quê Hưng Yên, ngụ quận Gò Vấp), thường ngày bán cây cảnh mini dạo, vẫn chọn cách bám trụ thành phố để chờ ngày đi làm trở lại, mặc dù đã có lúc chị từng có ý định trở về quê.

Gắn bó với TPHCM gần 15 năm nay, chưa bao giờ cuộc sống gia đình chị chật vật như lúc này. Giãn cách triền miên, không buôn bán được, thiếu trước hụt sau, gia đình phải dùng tới số tiền ít ỏi tích góp được của cả 2 vợ chồng và trông cậy vào khoản tiền hỗ trợ của thành phố.

“Bốn tháng nay, dịch bệnh nên chỉ ở nhà, đâu có làm được gì, thấy người ta về quê từng đoàn, mình cũng muốn lắm chứ. Nhưng mà về thì cũng không giải quyết được gì. Về nhà lúc này không làm việc gì được, thôi thì cứ trụ ở đây, ông xã đã đi làm lại rồi, chỉ chờ đến lượt mình”- chị Lan nói.

Cũng rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp từ khi dịch bệnh bùng phát sau kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5, chị Võ Thị Mỹ Nương - là giáo viên trường mầm non tư thục ở TP. Thủ Đức tâm sự, sau kỳ nghỉ lễ 30.4, trường đóng cửa, chị không còn thu nhập.

 
Chị Võ Thị Mỹ Nương dự định sẽ gửi các con về quê và kiếm việc làm mới nếu tình hình này kéo dài.

Nhiều tháng nay, tiền ăn, tiền thuê trọ, tiền sữa cho 2 đứa con nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập bấp bênh từ công việc lái xe của chồng chị. Sau thời gian dài cố gắng bám trụ thành phố chờ ngày được đến trường, nguồn tiết kiệm của gia đình cũng đã dần cạn kiệt. Từ những ngày đầu tháng 10, chị Nương luôn mong chờ từng ngày thông báo đi làm trở lại và thậm chí cũng từng nghĩ sẽ chuyển việc nếu chờ đợi kéo dài.

“Nếu tình hình này kéo dài đến cuối năm, tôi dự định sẽ cho con về với ngoại, tôi kiếm việc mới, xoay xở lo kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Cứ tiếp tục cuộc sống như thế này, một mình chồng tôi đi làm không đủ trang trải hết các chi phí như ăn uống, sữa, phòng trọ…”- chị Nương tâm sự.

 
Nhiều người lao động vẫn đang mong chờ từng ngày để được trở lại với nhịp sống trước đây.

Gần 1 tháng TPHCM trở lại trạng thái bình thường mới, bên cạnh nhiều hoạt động đã được trở lại thì nhiều ngành nghề như bán hàng rong, xe ôm truyền thống vẫn chưa được phép hoạt động. Những người lao động tự do này là những đối tượng dễ tổn thương nhất từ dịch COVID-19 bởi vốn dĩ những ngày bình thường, họ cũng đã đầy khó khăn và nhọc nhằn để mưu sinh.

Ông Trần Văn Kháng - xe ôm truyền thống ở TP. Thủ Đức trông chờ từng ngày thành phố cho hành nghề trở lại khi bản thân đã được tiêm 2 mũi vaccine COVID-19.

“Chúng tôi là những lao động tự do chạy xe ôm truyền thống mong muốn thành phố sớm cho anh em chúng tôi được chạy lại, kiếm sống. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, đương nhiên là vẫn phải đề phòng, nhưng nếu được đi làm, tôi sẽ tuân thủ 5K, mang khẩu trang và nước rửa tay, xịt khuẩn bên mình”- ông Kháng mong mỏi.

Sự tàn khốc của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã là nỗi ám ảnh của nhiều người dân TPHCM, nhất là những lao động tự do xa quê. Những ngày tháng đó, họ không thể tự mình kiếm tiền mưu sinh, hơn lúc nào hết, họ đang mong chờ từng ngày để được trở lại với nhịp sống trước đây.

KHÁNH LINH - ANH TÚ
TIN LIÊN QUAN

Người lao động trở lại làm không hết việc, chủ doanh nghiệp vừa mừng vừa lo

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Nhiều lao động quê ở miền Trung, Tây Nguyên... đã bắt đầu trở lại TPHCM làm việc, sau khoảng thời gian dài tránh dịch COVID-19. Mở cửa sau dịch, người lao động làm không hết việc, chủ của các doanh nghiệp này vừa vui mừng vì có người làm, nhưng cũng còn cả những nỗi lo.

TPHCM: Lao động nghèo vui mừng vì có thể đi làm, kiếm hơn 150.000 đồng/ngày

Chân Phúc |

Sau thời gian dài phải ở yên trong nhà vì TPHCM thực hiện giãn cách xã hội, những lao động tự do, vốn mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai, bán hàng dạo,... đã vội vã trở lại làm việc ngay khi được phép, để có thêm đồng ra, đồng vào, lo toan cuộc sống.

Người lao động bám trụ xóm trọ: Nợ tiền nhà 4 tháng, chờ ngày "hồi sinh"

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Những người lao động, công nhân nghèo, sau nhiều tháng phải gồng gánh với đại dịch COVID-19, mọi khoản thu chi của họ đều âm và đặc biệt phải khất nợ tiền thuê nhà tới 3-4 lần nhưng họ vẫn lựa chọn ở lại với niềm tin mãnh liệt vào sự "hồi sinh" của TPHCM.

Di cung hoán số của “thầy” bắt ma Cao Anh chỉ là tà thuyết

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động về các hoạt động thu tiền làm lễ di cung hoán số, trục vong và bắt ma, giải âm binh diễn ra rầm rộ trong suốt thời gian qua tại Linh Quang Điện của người đàn ông tự xưng là “thầy” Cao Anh, thầy Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM - khẳng định: Đây chỉ là tà thuyết.

Vắng người thuê, nhiều tiệm trả mặt bằng, shophouse tại khu đô thị ế ẩm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Những căn shophouse, nhà phố từng được ví như “gà đẻ trứng vàng” với lợi ích kép vừa có thể ở, vừa kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng vốn được giới đầu tư rất ưa chuộng. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, dù các hoạt động kinh doanh đã hồi phục trở lại, nhưng tại một số khu đô thị, khu dân cư tại TPHCM nhà phố thương mại vẫn rơi vào cảnh bỏ không, ế ẩm.

35 năm sự kiện Gạc Ma: Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động luôn động viên kịp thời

Hoàng Văn Minh |

Đà Nẵng - Ông Lê Văn Tấn, Trưởng Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa Đà Nẵng nói, nhiều năm nay, Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động luôn có những động viên, tri ân… kịp thời đến thân nhân gia đình những liệt sĩ Gạc Ma.

Thông điệp của ông Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier tiếp tục trộn lẫn đội hình tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam và áp dụng chung một giáo án trên cùng một sân tập.

Bộ Y tế: Khắc phục bằng được vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

Thùy Linh |

"Dù khó khăn thế nào cũng phải khắc phục bằng được, không để thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Có thể thiếu thuốc này nhưng có thuốc khác thay thế hoặc thiếu trang thiết bị này thì có loại khác"- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói. 

Người lao động trở lại làm không hết việc, chủ doanh nghiệp vừa mừng vừa lo

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Nhiều lao động quê ở miền Trung, Tây Nguyên... đã bắt đầu trở lại TPHCM làm việc, sau khoảng thời gian dài tránh dịch COVID-19. Mở cửa sau dịch, người lao động làm không hết việc, chủ của các doanh nghiệp này vừa vui mừng vì có người làm, nhưng cũng còn cả những nỗi lo.

TPHCM: Lao động nghèo vui mừng vì có thể đi làm, kiếm hơn 150.000 đồng/ngày

Chân Phúc |

Sau thời gian dài phải ở yên trong nhà vì TPHCM thực hiện giãn cách xã hội, những lao động tự do, vốn mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai, bán hàng dạo,... đã vội vã trở lại làm việc ngay khi được phép, để có thêm đồng ra, đồng vào, lo toan cuộc sống.

Người lao động bám trụ xóm trọ: Nợ tiền nhà 4 tháng, chờ ngày "hồi sinh"

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Những người lao động, công nhân nghèo, sau nhiều tháng phải gồng gánh với đại dịch COVID-19, mọi khoản thu chi của họ đều âm và đặc biệt phải khất nợ tiền thuê nhà tới 3-4 lần nhưng họ vẫn lựa chọn ở lại với niềm tin mãnh liệt vào sự "hồi sinh" của TPHCM.