Người lao động khuyết tật gặp khó khi tìm việc

BẠN ĐỌC NGUYỄN CƯỜNG |

Dù có bằng cao đẳng theo chuyên ngành và mong mỏi được cống hiến cho các công ty, doanh nghiệp, thế nhưng rất nhiều người khuyết tật khiếm thị vẫn nhận lại cái lắc đầu của nhà tuyển dụng.

Cất bằng cao đẳng

Anh Nguyễn Văn Đông (SN 1991) và chị Nguyễn Thị Dự (SN 1996) đều là người khuyết tật khiếm thị, quê ở Hải Dương. Cách đây 6 năm, với ước mơ trở thành giáo viên dạy trẻ khiếm thị trong môi trường giáo dục hòa nhập, hai anh chị đã theo học khoa Giáo dục đặc biệt tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương.

Sau khi hoàn thành chương trình cao đẳng, cả 2 thực tập tại trung tâm phục hồi chức năng giáo dục dạy nghề và tạo việc làm cho người mù thuộc Hội Người mù tỉnh.

Trong thời gian này, anh chị được các lãnh đạo trung tâm phân công đứng lớp dạy các em nhỏ khiếm thị lớp 3 và lớp 4 thuộc khối tiểu học. Sau ba tháng thực tập, anh chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Mong muốn của cả hai là được cống hiến hết mình vì giáo dục trẻ khiếm thị, anh Đông và chị Dư xin vào các trường tiểu học có nhận dạy học cho học sinh khiếm thị. Tuy nhiên, anh chị chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối từ tất cả các nhà trường với lý do "không nhận giáo viên khiếm thị".

Quá bất lực, hai anh chị đành trở lại làm công việc quen thuộc của người khiếm thị là tẩm quất. Điều này đồng nghĩa với việc bao nhiêu ước mơ, dự định trong tương lai đều phải gác lại.

“Bao nhiêu công lao học hành đều phải đổ xuống sông, xuống biển hết. Chúng tôi đành cất bằng cao đẳng vào trong tủ đồ để làm kỉ niệm. Có lẽ sẽ mãi mãi không còn sử dụng tới nó nữa” – anh Đông tâm sự.

Cũng là một người khiếm thị, anh Nguyễn Văn Cường (SN 1998, Đắk Lắk) gặp vô vàn gian nan khi đi xin việc đúng chuyên ngành mình theo đuổi. Gia cảnh khó khăn, bố mẹ làm nông, dưới anh còn hai em nữa nên gia đình đã khó khăn lại càng khó khăn gấp bội.

Anh Cường tâm sự, anh có niềm đam mê với ngành công nghệ thông tin từ khi còn học lớp 7. Điều đó, tạo cho anh động lực để đăng ký theo học tại Bachkhoa-Aptech. Học được một thời gian, biến cố ập đến khiến anh phải nghỉ học, mất phương hướng.

Anh nói thêm: “Nếu những bạn trẻ khiếm thị đam mê công nghệ như tôi mà có cơ hội được hỗ trợ học lập trình thì mọi khó khăn sẽ được giải quyết”.

Mong giải pháp hỗ trợ phù hợp

Theo anh Cường, nguyên nhân khiến cho người khiếm thị khó hòa nhập với môi trường học tập cũng như khó kiếm được việc làm là do nhiều yếu tố. Hầu hết, các bạn trẻ khiếm thị hiện nay đều lựa chọn các ngành xã hội chứ không lựa chọn các khối ngành tự nhiên và khoa học kỹ thuật.

Điều này cũng dễ hiểu vì họ sợ rủi ro, sợ không theo kịp chương trình học. Ngoài ra, việc thiếu phương pháp giảng dạy, lộ trình, kỹ năng hỗ trợ sinh viên, học viên khiếm thị là nguyên nhân chính khiến họ khó thích nghi với môi trường học tập. Chưa kể, việc tìm đầu ra cho người lao động khuyết tật rất khó khăn. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều từ chối người khiếm thị.

Lý do thường là người khiếm thị không phù hợp với ngành. Nếu cần nhận người khiếm thị thì buộc phải thay đổi môi trường và bổ sung các công nghệ trợ giúp như trình đọc màn hình, màn hình chữ nổi, công cụ thu phóng,... Điều này gây tốn kém chi phí của công ty. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa.

Chị Phạm Thị Kim Hằng - chủ một chuỗi cửa hàng Limart Zero Waste ở TP HCM tâm sự: “Mới đầu nhận các bạn ấy vào thì cảm thấy rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu cho các bạn ấy cơ hội và đặt các bạn ấy đúng vị trí công việc thì các bạn ấy làm rất tốt, thậm chí còn tốt hơn người sáng mắt nữa”.

Chị Hằng bày tỏ thêm, rất mong các doanh nghiệp tạo điều kiện cho người khiếm thị để họ có thể tự tin cống hiến sức lực của mình. Đồng thời, góp phần tạo ra sinh kế cho họ, tạo ra nhiều cơ hội bình đẳng để họ được sống với đam mê, có thêm niềm vui trong cuộc sống, có thêm nguồn thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Hai câu chuyện trên chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu về những khó khăn mà người khiếm thị gặp phải trong quá trình theo đuổi ước mơ của mình. Thiết nghĩ, cần có thêm giải pháp, cơ chế hỗ trợ phù hợp để những người khiếm thị để họ không còn gặp khó khăn trên bước đường đi tìm ánh sáng cho cuộc đời mình.

BẠN ĐỌC NGUYỄN CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Từ người khuyết tật trở thành ông chủ sản xuất xe điện

Minh Nguyễn |

Anh Lê Huy Tích (SN 1978), từng bị tai nạn và nằm liệt giường 3 năm, giờ anh trở thành ông chủ cơ sở sản xuất xe điện cho người khuyết tật.

Cửa hàng tĩnh lặng đặc biệt của những người khuyết tật ở Hà Nội

DOÃN HƯNG |

Cửa hàng quần áo nằm trên phố Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) do người câm điếc vận hành có không gian vô cùng tĩnh lặng. Cửa hàng này đã tạo công ăn việc làm bền vững cho người khuyết tật, để họ có thể tự viết nên câu chuyện đẹp đẽ cho cuộc đời mình mà không cần đến sự chiếu cố hay thương hại.

Nghị lực của người phụ nữ khuyết tật ở Bạc Liêu

VĂN SỸ |

Dù bị khuyết tật đôi chân, nhưng bằng nghị lực của mình, bà Trần Thị Tiếm (44 tuổi) ngụ xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu một mình vất vả mưu sinh nuôi 2 con khôn lớn. Đáp lại tình yêu thương của mẹ, 2 người con của bà Tiếm đều ngoan hiền, hiếu thảo, là học sinh giỏi toàn diện nhiều năm qua.

Đội mưa cưỡng chế tháo dỡ 2 du thuyền cuối cùng tại hồ Tây

Thế Kỷ |

Hà Nội - Ngày 8.5, UBND phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) đã phối hợp với các đơn vị chức năng của quận Tây Hồ tổ chức cưỡng chế tháo dời, di chuyển những du thuyền cuối cùng ra khỏi hồ Tây theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.

Cổ phiếu Sudico lao dốc, cổ đông lớn lỗ đậm 2.600 tỉ đồng

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, Đầu tư An Phát - cổ đông lớn của Sudico - báo lỗ sau thuế hơn 71 tỉ đồng trong lúc nợ phải trả tăng vọt 6.873%. Bên cạnh đó, khoản đầu tư vào Sudico cũng lỗ tới 61%, tương ứng 2.500 tỉ đồng.

Trung tâm đăng kiểm phát phiếu hẹn, tài xế mong sẽ có lịch cụ thể

LÂM ANH |

Hiện nay, một số trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang thực hiện tiếp nhận hồ sơ và phát phiếu hẹn trực tiếp cho người dân vào một vài ngày trong tháng, bên cạnh việc nhận lịch hẹn kiểm định cho những phương tiện đã đặt lịch qua ứng dụng online.

Đồng Nai: Khó khởi công đường vành đai 3 - TPHCM đúng tiến độ ngày 30.6

HÀ ANH CHIẾN |

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 - TPHCM có tổng chiều dài gần 80 km đi qua địa phận TPHCM (gần 50 km) và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Theo tiến độ, dự án khởi công vào ngày 30.6 nhưng đến nay, việc khởi công gặp nhiều khó khăn.

Chế tài xử lý người phát tán clip vụ chủ shop thoát khỏi tay kẻ hiếp dâm

Quang Việt |

Chuyên gia luật cho rằng, clip vụ chủ shop ở Vĩnh Phúc thoát khỏi kẻ hiếp dâm bị phát tán trên mạng xã hội, sẽ gây ảnh hưởng tâm lí với nạn nhân.

Từ người khuyết tật trở thành ông chủ sản xuất xe điện

Minh Nguyễn |

Anh Lê Huy Tích (SN 1978), từng bị tai nạn và nằm liệt giường 3 năm, giờ anh trở thành ông chủ cơ sở sản xuất xe điện cho người khuyết tật.

Cửa hàng tĩnh lặng đặc biệt của những người khuyết tật ở Hà Nội

DOÃN HƯNG |

Cửa hàng quần áo nằm trên phố Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) do người câm điếc vận hành có không gian vô cùng tĩnh lặng. Cửa hàng này đã tạo công ăn việc làm bền vững cho người khuyết tật, để họ có thể tự viết nên câu chuyện đẹp đẽ cho cuộc đời mình mà không cần đến sự chiếu cố hay thương hại.

Nghị lực của người phụ nữ khuyết tật ở Bạc Liêu

VĂN SỸ |

Dù bị khuyết tật đôi chân, nhưng bằng nghị lực của mình, bà Trần Thị Tiếm (44 tuổi) ngụ xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu một mình vất vả mưu sinh nuôi 2 con khôn lớn. Đáp lại tình yêu thương của mẹ, 2 người con của bà Tiếm đều ngoan hiền, hiếu thảo, là học sinh giỏi toàn diện nhiều năm qua.