Người lao động không mặn mà với đề xuất rút 50% bảo hiểm xã hội một lần

ANH THƯ |

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang được lấy ý kiến có phương án đề xuất chỉ được rút 50% tiền bảo hiểm xã hội một lần nếu chưa đủ tuổi nghỉ hưu.

Liên quan đến hai phương án đề xuất về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ông Lê Đình Quảng - Uỷ viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN. Ảnh: Hải Nguyễn
Ông Lê Đình Quảng - Uỷ viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN. Ảnh: Hải Nguyễn

PV: Thưa ông, ông có thể lý giải tại sao việc sửa đổi liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội một lần nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của dư luận?

- Như chúng ta đã biết, thời gian vừa qua, tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần tăng cao. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến chính sách an sinh xã hội.

Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, các phương án về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần luôn được mọi người quan tâm.

Hiện nay, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang đưa ra hai phương án về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, phương án 1 giữ nguyên quy định hiện hành.

Phương án 2 được đưa ra là, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu.

PV: Qua khảo sát, nhiều người lao động mong muốn duy trì phương án như quy định hiện nay thay vì đề xuất chỉ được rút tối đa không quá 50% khi bảo hiểm xã hội một lần. Tại sao họ lại có tâm lý như vậy?

- Chế độ bảo hiểm xã hội một lần được quy định rất sớm trong chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội ở nước ta. Ngay tại Điều 28, Nghị định 12, năm 1995 đã có quy định bảo hiểm xã hội một lần.

Từ đó, trong quá trình hoàn thiện quy định pháp luật thì chế độ này luôn được sửa đổi, bổ sung.

Chế độ bảo hiểm xã hội một lần hiện nay được quy định tại Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội cùng với Nghị định 93 về bảo hiểm xã hội là chế độ bảo hiểm xã hội tốt nhất cho người lao động hiện nay.

Qua thực tiễn thi hành những quy định này, chúng ta đã thấy hàng triệu người lao động bị mất việc làm, hoàn cảnh khó khăn đã phải nhận tiền bảo hiểm xã hội xã lần. Chính sách này đã đi vào cuộc sống, cho nên, người lao động cảm nhận được và tất yếu muốn giữ quy định này.

Bên cạnh đó, khi được lấy ý kiến, một số người lao động chưa nghiên cứu hết các phương án khi đưa vào quy định.

Khi xem xét bất kỳ phương án nào, chúng ta biết rằng phải đặt tổng thể các quy định của dự thảo.

Như vậy, chúng ta mới biết các phương án đều đảm bảo quyền lợi của người lao động khi về già, hỗ trợ bảo hiểm y tế miễn phí...

PV: Trước hai phương án về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đang được lấy ý kiến, ông sẽ lựa chọn phương án nào?

- Tôi cho rằng, các phương án được dự thảo đưa ra là phương án khả khi, đạt được bản chất của bảo hiểm xã hội một lần và đáp ứng nhu cầu linh hoạt, cấp bách của một bộ phận người lao động do mất việc làm cần tiền trang trải cuộc sống trước mắt.

Đồng thời, qua những phương án được đề xuất cũng thấy được tinh thần Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, làm sao giảm thiểu tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, tăng quyền lợi cho người lao động khi bảo lưu thời gian để hưởng chế độ hưu trí.

Phương án thứ nhất giữ nguyên quy định như hiện nay sẽ tạo ra những thuận lợi cho người lao động.

Để thực hiện phương án này, cần tăng cường truyền thông để họ thấy được lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội hưu trí, đây là chính sách an sinh xã hội lâu dài.

Qua đó, người lao động hiểu được rằng, khi không quá khó khăn, họ phải cố gắng duy trì tham gia bảo hiểm xã hội, để sau này có lương hưu.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác đảm bảo thực thi pháp luật để người lao động có niềm tin vào hệ thống an sinh xã hội.

Trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội đã ảnh hưởng quyền lợi của người lao động.

Tổng thể, nếu thực hiện phương án giữ nguyên quy định như hiện nay, chúng ta thấy rằng, cần tăng cường cải thiện đời sống của người lao động, tạo việc làm bền vững.

Về phương án thứ hai, người lao động gặp những khó khăn trước mắt vẫn có phần nhận bảo hiểm xã hội một lần. Bên cạnh đó, phần còn lại được bảo lưu đến khi người lao động hưởng chế độ hưu trí.

Mỗi phương án đều có thuận lợi và bất cập nhất định, vì vậy cần cân đối tổng thể. Tuy nhiên, tôi cho rằng, chọn phương án nào cũng cần tuân thủ theo chỉ đạo Nghị quyết 28 đảm bảo quy định giảm thiểu tình trạng người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần, tăng cường quyền lợi cho người lao động để ở lại trong hệ thống.

Người lao động không được giải quyết các chế độ khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Ảnh: Anh Thư
Người lao động không được giải quyết các chế độ khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Ảnh: Anh Thư

PV: Thêm phương án giảm mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu chỉ là một giải pháp để hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần. Vậy theo ông, giải pháp căn cơ để ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần ra sao?

- Thực ra, bản chất của bảo hiểm xã hội một lần là giải quyết khó khăn trước mắt cho người lao động khi mất việc làm.

Về cơ bản để hạn chế tình trạng trên, chúng ta phải có giải pháp duy trì việc làm bền vững, chất lượng việc làm là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, cần có những chính sách an sinh xã hội hỗ trợ người lao động lúc khó khăn.

Bởi, tất cả trường hợp rút bảo hiểm xã hội một lần khi mất việc làm. Còn khi vẫn có công ăn, việc làm, không ai nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Vì vậy, căn cơ nhất là nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động khi họ tham gia vào quan hệ lao động.

Một nguyên nhân dẫn đến việc rút bảo hiểm xã hội một lần, có nhiều người lao động chưa có niềm tin vào hệ thống an sinh.

Nhiều trường hợp người lao động không được giải quyết chế độ do doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, chúng ta cần tăng cường biện pháp, đảm bảo thực thi pháp luật để tạo niềm tin cho người lao động.

Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cần tăng tính hấp dẫn, tăng cường quyền lợi của của người lao động khi tham gia vào hệ thống. Như vậy, mới thu hút được họ “gắn bó” với bảo hiểm xã hội.

Xin cảm ơn ông đã chia sẻ.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia nhận định về đề xuất chỉ được rút 50% bảo hiểm xã hội một lần

ANH THƯ |

Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được lấy ý kiến bổ sung phương án quy định mới, chỉ giải quyết một phần, tối đa không quá 50% tổng thời gian đóng bảo hiểm khi rút bảo hiểm một lần khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu.

Cán bộ công đoàn bày tỏ quan điểm về đề xuất rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo Hân |

Cán bộ công đoàn bày tỏ quan điểm về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất.

Mức lương hưu hằng tháng khi đề xuất giảm năm đóng bảo hiểm xã hội

ANH THƯ |

Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu, từ 20 năm hiện nay xuống còn 15 năm. Như vậy, mức hưởng lương hưu hằng tháng sẽ có những điều chỉnh.

Dễ mất kiểm soát việc lắp đặt thang máy gia đình

THU GIANG - NGUYỄN THUÝ |

Những năm gần đây, xu hướng cải tạo nhà, lắp đặt thang máy riêng đang nở rộ tại các quận, huyện nội thành Hà Nội. Khi quỹ đất đô thị ngày càng khan hiếm, nhu cầu xây dựng và lắp đặt thang máy nhà cao tầng càng trở nên phổ biến, nhiều hộ dân sẵn sàng chi hàng trăm, thậm chí cả tỉ đồng để sử dụng tiện ích này phục vụ cho nhu cầu đi lại.

Trang thiết bị y tế sẽ cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong vòng 3-6 tháng tới

Thùy Linh |

Đại diện Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế khẳng định về cơ bản trong vòng 3- 6 tháng tới nhịp độ cung cấp trang thiết bị y tế cho nhu cầu của các cơ sở y tế sẽ cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Gia đình nữ công nhân sẽ được nhận chế độ tử tuất hơn 23 triệu đồng

Hà Anh |

Sau loạt bài “Chuyện buồn của nữ công nhân bị công ty nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội”, “Gia đình nữ công nhân đã được mời lên làm thủ tục hưởng chế độ tử tuất” của Báo Lao Động ra ngày 7 và 9.3, chiều 9.3, anh Phạm Văn Tuyến là chồng chị Lê Thị Ngân - nữ công nhân mắc ung thư máu và tử vong năm 2012, gia đình chưa nhận được tiền tử tuất - thông báo là BHXH huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tiếp nhận xong giấy tờ và hẹn ngày chi trả tiền hỗ trợ mai táng, tử tuất 1 lần của vợ anh.

Góc nhìn thể thao 101: Hy vọng mới tới từ U20 Việt Nam

NHÓM PV |

U20 Việt Nam kết thúc hành trình tại giải U20 Châu Á 2023 nhưng màn thể hiện của các cầu thủ trẻ đã mang lại những tín hiệu tích cực cho bóng đá Việt Nam. Góc nhìn thể thao số 101 cùng trò chuyện với bình luận viên Hoàng Hải để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Phó Giám đốc Công an Hà Nội: Số người bám vỉa hè mưu sinh không nhiều

Phạm Đông |

Số người bám vỉa hè mưu sinh không nhiều là khẳng định của Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội liên quan tới kế hoạch "giành" lại vỉa hè cho người đi bộ của thành phố.

Chuyên gia nhận định về đề xuất chỉ được rút 50% bảo hiểm xã hội một lần

ANH THƯ |

Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được lấy ý kiến bổ sung phương án quy định mới, chỉ giải quyết một phần, tối đa không quá 50% tổng thời gian đóng bảo hiểm khi rút bảo hiểm một lần khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu.

Cán bộ công đoàn bày tỏ quan điểm về đề xuất rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo Hân |

Cán bộ công đoàn bày tỏ quan điểm về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất.

Mức lương hưu hằng tháng khi đề xuất giảm năm đóng bảo hiểm xã hội

ANH THƯ |

Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu, từ 20 năm hiện nay xuống còn 15 năm. Như vậy, mức hưởng lương hưu hằng tháng sẽ có những điều chỉnh.