Người lao động khiếu nại Công ty Bơm Ebara Việt Nam không thực hiện HĐLĐ

Bảo Hân |

Báo Lao Động nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Minh Thảo (SN 1977, trú tại phường Nhị Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) phản ánh, Công ty TNHH Bơm Ebara Việt Nam (Hải Dương) không thực hiện hợp đồng lao động ký vào năm 2009 đối với bà.

Bà Thảo cho biết, ngày 1.4.2009, bà Thảo và Công ty TNHH Bơm Ebara Việt Nam (công ty) chính thức ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, công việc chuyên môn là thủ quỹ quản lý tiền mặt, làm nghiệp vụ kế toán liên quan đến quản lý nguyên vật liệu kho và công việc khác liên quan đến nghiệp vụ phòng kế toán. 

Theo bà Thảo, quá trình thực hiện hợp đồng, bà không bị kỷ luật, không có sai phạm và cũng không phải do nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng đến ngày 1.10.2012, Tổng giám đốc công ty ký quyết định thuyên chuyển bà sang tổ quản lý Kho. Ngày 18.2.2013, Tổng giám đốc tiếp tục ký quyết định chuyển bà sang phòng Kỹ thuật. Ngày 28.2.2013, công ty đề nghị với bà thoả thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ năm 2009 nhưng không thành. Do không đồng ý với các quyết định thuyên chuyển, nên bà không chấp nhận ký vào phụ lục hợp đồng với công việc khác so với công việc đã ghi trong HĐLĐ ngày 1.4.2009.

Sau khi hoà giải không thành, ngày 5.10.2015 bà Thảo làm đơn khởi kiện tại toà án, yêu cầu công ty thực hiện đúng, đầy đủ HĐLĐ đã ký với công việc đã được mô tả trong hợp đồng, do hai bên không thể thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ đã ký.

Tại phiên toà sơ thẩm, TAND đã buộc công ty nhận bà Thảo trở lại làm việc theo đúng công việc đã ký kết tại HĐLĐ ngày 1.4.2009 giữa công ty và bà Thảo. Theo phân tích của toà, công ty đã lấy lý do về nhu cầu sản xuất kinh doanh để thuyên chuyển bà Thảo sang làm 1 công việc khác so với HĐLĐ. Tuy nhiên, thời hạn bà Thảo làm việc tại phòng Kỹ thuật tính từ ngày ban hành quyết định 18.2.2013 đến ngày 12.10.2016 đã gần 3 năm 8 tháng mà không có sự đồng ý của bà Thảo. Toà án nhận định, việc công ty chuyển bà Thảo từ phòng kế toán sang phòng kỹ thuật theo quyết định thuyên chuyển ngày 18.2.2013 là trái với quy định của Bộ luật Lao động. 

Các quyết định điều chuyển của công ty đối với bà Thảo. Ảnh: NVCC
Các quyết định điều chuyển của công ty đối với bà Thảo. Ảnh: NVCC

Sau đó, công ty đã kháng cáo một phần bản án, không đồng ý nhận bà Thảo trở lại làm việc theo đúng công việc đã ký kết tại HĐLĐ.

Tại phiên toà phúc thẩm ngày 18.4.2017, TAND tỉnh Hải Dương quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của  Thảo về việc yêu cầu công ty nhận bà trở lại làm việc theo đúng công việc đã ký kết tại hợp đồng ngày 1.4.2009 giữa hai bên.

Trao đổi với phóng viên, bà Hải Anh - Trưởng ban nhân sự công ty - cho biết, việc điều chuyển này đã được toà án giải quyết; toà đã bác bỏ yêu cầu của bà Thảo. Quan điểm của công ty là công ty tuân theo phán quyết của toà án, nếu bà Thảo không đồng ý với phán quyết toà án thì có quyền đưa lên toà án cấp cao. 

Bà Thảo cho biết, mới đây, bà tiếp tục đề nghị Chánh thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương tiếp tục giải quyết khiếu nại về vấn đề công ty không thực hiện hợp đồng lao động năm 2009, trong khi chưa có hợp đồng thay thế; buộc công ty phải thực hiện hợp đồng lao động đã ký với người lao động năm 2009, do hai bên không thể thoả thuận được việc sửa đổi hợp đồng.

Điều 34 Bộ luật lao động 1994 (áp dụng tại thời điểm xảy ra vụ việc) quy định: Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm; khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Tập trung nguồn lực lo cho người lao động bị mất việc

nhóm phóng viên |

Khác với mọi năm, Tháng Công nhân 2020, LĐLĐ các tỉnh miền Trung gần như bỏ hết các hoạt động bề nổi để tập trung nguồn lực lo cho người lao động bị mất việc do ảnh hưởng dịch COVID-19.

217 người lao động ngành xây dựng nhận hỗ trợ do COVID-19

Bảo Hân |

Ngày 12.7, Công đoàn Xây dựng Việt Nam cho biết, cho đến thời điểm này, theo báo cáo của các đơn vị, đã có 217 người lao động được nhận hỗ trợ với số tiền 390,6 triệu đồng do COVID-19.

Ổn định tình hình, tư tưởng người lao động bị ngừng việc

Mai Dung - Hoàng Hoan |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công ty thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động, người lao động (NLĐ) mất việc hoặc phải nghỉ việc kéo dài là thực trạng xảy ra tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng. Điều này cũng kéo theo những bất ổn trong mối quan hệ lao động khi chỉ trong tuần đầu của tháng 7 có liên tiếp 2 vụ ngừng việc, đòi hỏi quyền lợi xảy ra.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Tập trung nguồn lực lo cho người lao động bị mất việc

nhóm phóng viên |

Khác với mọi năm, Tháng Công nhân 2020, LĐLĐ các tỉnh miền Trung gần như bỏ hết các hoạt động bề nổi để tập trung nguồn lực lo cho người lao động bị mất việc do ảnh hưởng dịch COVID-19.

217 người lao động ngành xây dựng nhận hỗ trợ do COVID-19

Bảo Hân |

Ngày 12.7, Công đoàn Xây dựng Việt Nam cho biết, cho đến thời điểm này, theo báo cáo của các đơn vị, đã có 217 người lao động được nhận hỗ trợ với số tiền 390,6 triệu đồng do COVID-19.

Ổn định tình hình, tư tưởng người lao động bị ngừng việc

Mai Dung - Hoàng Hoan |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công ty thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động, người lao động (NLĐ) mất việc hoặc phải nghỉ việc kéo dài là thực trạng xảy ra tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng. Điều này cũng kéo theo những bất ổn trong mối quan hệ lao động khi chỉ trong tuần đầu của tháng 7 có liên tiếp 2 vụ ngừng việc, đòi hỏi quyền lợi xảy ra.