Người lao động đã mất việc lại bị công ty “giam” tiền đặt cọc

TRUNG DU |

Nam Định - Gần 1 năm nay, hàng chục người lao động tại tỉnh Nam Định nguyên là nhân viên Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Thuận Phát (có địa chỉ tại Hà Nội) lâm vào cảnh điêu đứng, lao đao vì vừa mất việc làm, vừa bị công ty chậm trễ hoàn trả lại tiền đặt cọc bảo lãnh làm việc.

Vừa qua, phản ánh đến Báo Lao Động, chị V.N.N (33 tuổi, trú phường Trường Thi, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) cho biết: Đầu năm 2020, chị được tuyển vào làm việc cho Công ty TNHH Đầu tư Nông Nghiệp Thuận Phát (địa chỉ ĐKKD ở tầng 2, số 89 Giang Văn Minh, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP.Hà Nội) - đơn vị liên kết với Công ty CP Giải pháp Thanh toán Điện lực và Viễn thông (viết tắt là ECPay).

Được biết, từ ngày 20.12.2018 đến ngày 20.12.2020, giữa Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và ECPay có ký kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó, ECPay sẽ là doanh nghiệp trung gian thực hiện thu hộ tiền điện cho các Công ty Điện lực thành viên trực thuộc EVNNPC.

 
Giấy nộp tiền tại ngân hàng thể hiện chị N đã chuyển khoản số tiền 100 triệu đồng đặt cọc bảo lãnh cho Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Thuận Phát.

"Sau khi đi phỏng vấn và được nhận vào làm nhân viên kinh doanh cho công ty, ngày 17.1.2020, tôi có chuyển khoản qua ngân hàng để đặt cọc cho công ty số tiền 100 triệu đồng (đây được gọi là tiền bảo lãnh quá trình làm việc tại công ty). Đến ngày 22.12.2020, do công ty có trục trặc với bên điện lực nên chúng tôi bị thu quầy, mất việc làm từ đó đến nay" - chị N nói.

 
Phiếu thu tiền đặt cọc bảo lãnh vào làm việc tại Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Thuận Phát - Công ty CP Giải pháp Thanh toán Điện lực và Viễn thông (ECPay).

Vẫn theo chị Ngọc, khi làm giấy tờ đặt cọc tiền, công ty có ký nhận sẽ hoàn trả tiền cọc sau 30-45 ngày tính từ ngày nhân viên nghỉ việc, nhưng đến nay, chị này vẫn chưa được trả lại số tiền 100 triệu đồng nói trên.

Chị N nói trong nghẹn ngào: "Thực sự bản thân tôi vô cùng khó khăn, phải vay mượn nhiều nơi mới có đủ số tiền để đặt cọc cho công ty. Tưởng rằng sẽ có công ăn việc làm ổn định, ngờ đâu chưa làm được 1 năm thì công ty gặp trục trặc, tôi mất việc từ đó đến nay. Không những không còn việc làm mà ngay cả số tiền cọc cũng chưa lấy lại được, trong khi công ty thì hứa hẹn hết lần này đến lần khác, vô trách nhiệm với người lao động".

Không chỉ chị N, theo chị này, trên địa bàn tỉnh Nam Định đến nay có 32 người khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, tổng số tiền cọc mà họ còn nợ lên đến gần 3 tỉ đồng.

Trao đổi với PV Lao Động, chị N.T.T (28 tuổi, trú huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), chị T.T.P.T (29 tuổi, trú phường Cửa Bắc, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định), chị N.T.H (35 tuổi, trú phường Phan Đình Phùng, TP.Nam Định) đều khẳng định để đủ điều kiện vào làm việc cho ECPay đều phải đặt cọc tiền bảo lãnh từ 70-100 triệu đồng, đến nay đều chưa ai nhận được tiền hoàn trả.

"Đây là mới chỉ tính riêng tỉnh Nam Định, theo danh sách mới nhất do công ty gửi thì hiện nay ở khu vực miền Bắc còn 136 người giống như chúng tôi, vừa không còn việc làm, vừa bị trây ỳ trả cọc. Tổng số tiền đặt cọc công ty còn nợ lên đến hơn 11 tỉ" - chị N.T.H cho biết.

 
Bảng danh sách 136 người chưa được doanh nghiệp hoàn trả tiền cọc.

Liên hệ với ông Hoàng Huy Hùng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Thuận Phát, PV Lao Động nhận được câu trả lời xác nhận từ ông này rằng, phản ánh của người lao động nói trên là đúng.

"Không phải chúng tôi cố tình không trả lại tiền cọc cho các bạn ấy và chúng tôi cũng không nhập nhèm, lừa đảo gì như các bạn ấy nghĩ. Hiện công ty vẫn đang triển khai giải quyết các thủ tục giải chấp, cố gắng trong tháng 12 này sẽ hoàn trả lại cho các bạn ấy đầy đủ" - ông Hoàng Huy Hùng cam kết.

Theo tài liệu được cung cấp, ngày 22.12.2020, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) có Công văn số 6831/EVNNPC gửi các Công ty Điện lực trực thuộc; Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình và Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Bắc thông báo về việc tạm dừng việc thu hộ tiền điện qua đối tác ECPay, đồng thời đóng cổng thanh toán với ECPay kể từ ngày 23.12.2020.

Nguyên nhân bởi theo EVNNPC: "Thời gian vừa qua, ECPay liên tục chuyển trả tiền điện thu hộ cho các Công ty Điện lực chậm so với quy định, đặc biệt là trong tháng 11.2020, điều này vi phạm thỏa thuận đã ký với tổng công ty và vi phạm hợp đồng cung cấp dịch vụ thu hộ tiền điện đã ký với các Công ty Điện lực. Việc chuyển tiền chậm gây ra nhiều khó khăn cho tổng công ty trong việc cân đối tài chính, tiềm ẩn rủi ro trong quản lý dòng tiền.

Mặt khác, thỏa thuận hợp tác giữa EVNNPC với ECPay đã kết thúc từ ngày 20.12.2020 và việc đàm phán thỏa thuận mới chưa thống nhất được giữa các bên".

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Phối hợp chặt chẽ, thực hiện thiết chế công đoàn tại Nam Định

TRUNG DU |

Chiều 3.12, tại Nam Định, đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN có buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định về công tác phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào công nhân và hoạt động công đoàn tỉnh Nam Định; triển khai xây dựng dự án thiết chế công đoàn tại tỉnh Nam Định.

Điểm mặt các doanh nghiệp "trây ì" chưa đóng BHXH cho lao động ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Hiện, có nhiều doanh nghiệp ở tỉnh này vẫn đang nợ BHXH với số tiền khá lớn, chưa đảm bảo quyền lợi cho người lao động đang làm việc.

Chị shiper chở theo con nhỏ hay chủ quán phở trây ì- phải chọn thôi!

Anh Đào |

Một chị shiper chở theo con nhỏ, nhưng vẫn là đi làm kiếm tiền hay anh chủ quán phở cãi văng nhà chức trách để rồi chịu phạt 15 triệu, đóng cửa quán, bạn phải chọn thôi.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Phối hợp chặt chẽ, thực hiện thiết chế công đoàn tại Nam Định

TRUNG DU |

Chiều 3.12, tại Nam Định, đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN có buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định về công tác phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào công nhân và hoạt động công đoàn tỉnh Nam Định; triển khai xây dựng dự án thiết chế công đoàn tại tỉnh Nam Định.

Điểm mặt các doanh nghiệp "trây ì" chưa đóng BHXH cho lao động ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Hiện, có nhiều doanh nghiệp ở tỉnh này vẫn đang nợ BHXH với số tiền khá lớn, chưa đảm bảo quyền lợi cho người lao động đang làm việc.

Chị shiper chở theo con nhỏ hay chủ quán phở trây ì- phải chọn thôi!

Anh Đào |

Một chị shiper chở theo con nhỏ, nhưng vẫn là đi làm kiếm tiền hay anh chủ quán phở cãi văng nhà chức trách để rồi chịu phạt 15 triệu, đóng cửa quán, bạn phải chọn thôi.