Người khuyết tật được “phù phép” đi xuất khẩu lao động rồi tử vong: Ai chịu trách nhiệm?

QUANG ĐẠI - VIỆT LÂM |

Cho đến nay, người lao động giúp việc ở Saudi Arabia tử vong đã được 1 năm, nhưng thi hài vẫn bị mắc kẹt ở nước ngoài và không ai đứng ra chịu trách nhiệm về vụ việc.

Như Lao Động đã thông tin, bà Trần Thị Bình (SN 1953), trú xã Hưng Lộc (TP Vinh, Nghệ An) là có giấy chứng nhận khuyết tật nặng, tâm thần, bị bệnh u não, thường xuyên điều trị tại các bệnh viện, nhưng lại được “phù phép” đủ điều kiện xuất khẩu lao động.

Bà Bình có trong tay chứng minh nhân dân và hộ chiếu mang tên Vương Thị Hoài Thu (SN 1977), trú xã Nghi Xuân (Nghi Lộc, Nghệ An), và đặc biệt là đủ điều kiện về sức khỏe để đi xuất khẩu lao động.

Và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra, bà Bình đã tử vong tại Saudi Arabia chỉ sau 9 tháng, đến nay gia đình chưa được thông báo nguyên nhân và chưa nhận được thi thể.

Phía Cty Phát triển nhân lực Gia Vi (Hà Nội)-đơn vị đưa bà Bình đi xuất khẩu lao động đã đưa ra nhiều lý do để không nhận trách nhiệm về vụ việc. Theo đó, do bà Bình nộp hồ sơ, xem xét thấy hợp lệ, bà Bình tự đi khám sức khỏe và được thông báo đạt yêu cầu, trong quá trình tiếp xúc không thấy bà Bình có biểu hiện khuyết tật…

Những thông tin nói trên, chắn chắn sẽ được cơ quan chức năng xác minh, làm rõ để tìm ra đối tượng nào đã có hành vi “phù phép” hồ sơ cho bà Bình. Tuy nhiên, qua tiếp xúc, thật khó tin nếu người có trách nhiệm không thấy được điều bất thường từ một phụ nữ 55 tuổi, đầy bệnh tật lại mang giấy tờ của người trẻ hơn 14 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh.

Một tình tiết đáng lưu ý, theo thông tin từ ông Nguyễn Anh Xuân - Phó Tổng Giám đốc Cty Gia Vi, Cty tiến hành đào tạo tiếng, nghề cho người lao động trong vòng 14 ngày. Đưa người lao động đến một đất nước xa xôi, ngôn ngữ và văn hóa xa lạ, mà chỉ đào tạo trong vòng 14 ngày, là quá vội vã.

Không những đào tạo “siêu tốc”, mà một số Cty xuất khẩu lao động đã không khuyến cáo đầy đủ cho người lao động về những khó khăn, trở ngại khi làm nghề giúp việc tại Saudi Arabia. Hậu quả là không ít lao động bị hấp dẫn bởi việc được đi làm ở nước ngoài mà không mất tiền, vội vã đăng ký đi để rồi rơi vào thế không có đường lùi, bị ngược đãi, đánh đập, xâm hại…thậm chí tử vong.

Hiện, thân nhân bà Bình đã có đơn đề nghị khởi tố vụ án. Đây là việc làm cần thiết, để làm sáng tỏ những góc khuất của vụ việc, xử lý nghiêm minh những kẻ đã vì lợi nhuận mà đẩy người lao động vào nơi hiểm nguy, gián tiếp gây ra cái chết cho họ.

QUANG ĐẠI - VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Vụ người khuyết tật được “phù phép” đi XKLĐ: Người lao động còn bị u não

VIỆT LÂM - QUANG ĐẠI |

Báo Lao Động số ra ngày 3.2.2018 và ngày 9.2.2018 có bài phản ánh về “Người khuyết tật được “phù phép” chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động rồi tử vong”, trong loạt bài có nêu trường hợp bà Trần Thị Bình (SN 1963), bị khuyết tật nặng, được “phù phép” mang hộ chiếu Vương Thị Hoài Thu (SN 1977), đủ sức khỏe đi xuất khẩu lao động rồi tử vong… 

Người lao động tử vong... mang tên giả!

VIỆT LÂM - QUANG ĐẠI |

Báo Lao Động số 29, ra ngày 3.2.2018 có bài “Người khuyết tật được “phù phép” chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động rồi tử vong” phản ánh trường hợp bà Trần Thị Bình (SN 1963), bị khuyết tật nặng, được “phù phép” mang hộ chiếu Vương Thị Hoài Thu (SN 1977), đủ sức khỏe đi xuất khẩu lao động rồi tử vong; đã gần 1 năm, con trai chưa nhận được thi thể.

“Phù phép” người khuyết tật đi xuất khẩu lao động: Những lỗ hổng nghiêm trọng

QUANG ĐẠI |

Theo thông tin từ báo Lao Động, bà Trần Thị Bình (53 tuổi), quê Nghệ An, là đối tượng khuyết tật nặng nhưng được phù phép thành một người trẻ hơn 14 tuổi, đủ sức khỏe để đi giúp việc gia đình tại Saudi Arabia, sau đó tử vong.

Hình hài tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã triệu tập 22 cầu thủ tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8.3 tới.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện nếu không đủ than cho sản xuất điện

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp than chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện và đạm trong nước.

Phong toả hiện trường, điều tra nghi án cướp tại phòng giao dịch ngân hàng ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Nghi cướp tại phòng giao dịch của một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, cảnh sát phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ.

Gói tín dụng nhà ở 120.000 tỉ: Ai được hỗ trợ, lãi suất bao nhiêu?

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Mức lãi suất thấp theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, dự kiến thấp hơn 1,5-2% so với mức vay thông thường của ngân hàng. Trong đó, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng chủ yếu tập trung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, tổ chức kinh tế.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Vụ người khuyết tật được “phù phép” đi XKLĐ: Người lao động còn bị u não

VIỆT LÂM - QUANG ĐẠI |

Báo Lao Động số ra ngày 3.2.2018 và ngày 9.2.2018 có bài phản ánh về “Người khuyết tật được “phù phép” chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động rồi tử vong”, trong loạt bài có nêu trường hợp bà Trần Thị Bình (SN 1963), bị khuyết tật nặng, được “phù phép” mang hộ chiếu Vương Thị Hoài Thu (SN 1977), đủ sức khỏe đi xuất khẩu lao động rồi tử vong… 

Người lao động tử vong... mang tên giả!

VIỆT LÂM - QUANG ĐẠI |

Báo Lao Động số 29, ra ngày 3.2.2018 có bài “Người khuyết tật được “phù phép” chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động rồi tử vong” phản ánh trường hợp bà Trần Thị Bình (SN 1963), bị khuyết tật nặng, được “phù phép” mang hộ chiếu Vương Thị Hoài Thu (SN 1977), đủ sức khỏe đi xuất khẩu lao động rồi tử vong; đã gần 1 năm, con trai chưa nhận được thi thể.

“Phù phép” người khuyết tật đi xuất khẩu lao động: Những lỗ hổng nghiêm trọng

QUANG ĐẠI |

Theo thông tin từ báo Lao Động, bà Trần Thị Bình (53 tuổi), quê Nghệ An, là đối tượng khuyết tật nặng nhưng được phù phép thành một người trẻ hơn 14 tuổi, đủ sức khỏe để đi giúp việc gia đình tại Saudi Arabia, sau đó tử vong.