Người dân bất an khi sống cạnh công trường thi công Dự án nhà ở thương mại Eden Garden

TRUNG DU |

Quá trình nhà thầu tiến hành thi công xây dựng khối tòa nhà thương mại cao từ 25 - 30 tầng ở phường Lê Hồng Phong, TP Thái Bình, hàng chục hộ dân sinh sống liền kề luôn phải sống trong cảnh bất an, sợ hãi vì lo lắng mất an toàn từ các hoạt động thi công. Một số công trình nhà ở của người dân cũng đã xuất hiện tình trạng lún nền, nứt tường.

Hoạt động thi công công trình khiến người dân sinh sống trong ngõ số 14 phố Lê Lợi không khỏi lo lắng, bất an. Ảnh: Trung Du
Hoạt động thi công công trình khiến người dân sinh sống trong ngõ số 14 phố Lê Lợi không khỏi lo lắng, bất an. Ảnh: Trung Du

Mất ăn, mất ngủ vì nhà thầu thi công dự án Eden Garden

Vừa qua, gửi thông tin phản ánh đến phóng viên Báo Lao Động, nhiều người dân hiện đang sinh sống tại ngõ 14 phố Lê Lợi (thuộc tổ 4, phường Lê Hồng Phong, TP Thái Bình) lo lắng cho biết, từ nhiều tháng nay, cuộc sống sinh hoạt của gia đình họ bị ảnh hưởng khá lớn từ hoạt động thi công dự án khu nhà ở thương mại Lê Hồng Phong (dự án Eden Garden).

Người dân cho biết, không chỉ tạo ra tiếng ồn suốt cả ngày lẫn đêm, quá trình thi công dự án còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, đặc biệt gây ảnh hưởng lún, nứt đến các công trình nhà ở lân cận của họ.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay tổng thầu thi công Dự án Eden Garden là Công ty CP Tập đoàn Quang Trung (QT Group) đang đẩy nhanh tiến độ thi công các tầng của khối tòa nhà cao từ 25 tầng - 30 tầng, tiến độ đã xây thô được khoảng 6-7 tầng. Chủ đầu tư thực hiện dự án là Công ty CP BIDgroup, Công ty CP Archivina là đơn vị tư vấn thiết kế, còn liên danh tư vấn giám sát là Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng (CCU) và Công ty CP Đầu tư & Xây dựng Pacie.

Ngõ số 14 phố Lê Lợi nơi có hàng chục hộ dân hiện đang sinh sống, hằng ngày phải ra vào liên tục nằm sát vách đại công trường đang thi công này.

Ông Hoàng Văn Hiển (61 tuổi, trú nhà số 3, ngõ 14 phố Lê Lợi, tổ 4, phường Lê Hồng Phong) cho biết: "Tôi năm nay tuổi đã cao, sức yếu, vừa rồi mới xuất viện nhưng gần như mất ăn, mất ngủ vì công trình thi công xây dựng suốt ngày đêm".

Còn bà Phạm Thị Thanh (64 tuổi, trú tại số nhà 5, cùng ngõ 14 phố Lê Lợi) cho biết, quá trình thi công dự án ngôi nhà nhỏ của gia đình bà bị lún nền ở bậc cửa ra vào, phía bên trong tường nhà nhiều vị trí bị nứt, rẽ.

Vết nứt trên tường nhà bà Phạm Thị Thanh (64 tuổi, trú tại số nhà 5, ngõ 14 phố Lê Lợi, tổ 4 phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình).
Vết nứt trên tường nhà bà Phạm Thị Thanh (64 tuổi, trú tại số nhà 5, ngõ 14 phố Lê Lợi, tổ 4 phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình). Ảnh: Trung Du

Nhà thầu thỏa thuận đền bù, hỗ trợ cho người dân

Liên quan sự việc nói trên, sáng ngày 2.2, trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Lại Mạnh Thắng - Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong - cho biết: "Về phản ánh của các hộ dân chúng tôi cũng đã nắm được, theo quy định của pháp luật, chúng tôi đã tiến hành chắp nối hai bên giữa nhà thầu thi công và các hộ dân để họ tự thỏa thuận, thương lượng đền bù với nhau. Trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được thì người dân có quyền khởi kiện ra tòa.

Còn về phương án thi công, đối với việc xây dựng những tòa nhà cao tầng như vậy thì không thể không sử dụng máy móc, thiết bị cỡ lớn để vận chuyển vật liệu, phục vụ thi công được. Chúng tôi cũng đã giao chuyên môn phối hợp các đơn vị nhắc nhở, đề nghị phía nhà thầu phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn thi công để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho các hộ dân xung quanh".

Ông Thắng cho biết thêm, giai đoạn 1 của Dự án đầu tư xây dựng, chỉnh trang khu tập thể 4-5 tầng phường Lê Hồng Phong, khi chủ đầu tư là Công ty CP BIDGroup tiến hành xây dựng tòa nhà hỗn hợp 15 tầng (tòa nhà BT) phía bên trong, tiếp giáp đường Trần Hưng Đạo thì UBND phường Lê Hồng Phong cũng đã chắp nối để nhà thầu có phương án hỗ trợ, đền bù cho 15 hộ dân có công trình nhà ở bị ảnh hưởng.

Có 2 hộ dân do nhà ở bị nghiêng, lún nứt nguy hiểm đã được hỗ trợ di dời thuê nhà ra chỗ khác và bồi thường theo thỏa thuận. Trong số 15 hộ dân này có cả những hộ nằm trong ngõ số 14 phố Lê Lợi, đến giai đoạn 2 khi chủ đầu tư tiến hành thi công xây dựng khối nhà ở thương mại (khối tòa nhà BOT) thì phát sinh thêm 1-2 hộ dân trong ngõ số 14 phố Lê Lợi bị ảnh hưởng.

Tháng 10.2023, Công ty CP BIDGroup đã chính thức công bố mở bán các căn hộ tại dự án Eden Garden. Tuy nhiên, theo thông tin công khai từ Cục Thuế tỉnh Thái Bình, hiện chủ đầu tư này còn đang nợ 582 tỉ đồng tiền thuế sử dụng đất khi Nhà nước giao đất để thực hiện dự án, thời gian nợ đã hơn 1 năm. Ngày 12.1 vừa qua, Chi cục Thuế khu vực thành phố Thái Bình - Vũ Thư đã cùng lúc ban hành 17 quyết định gửi các ngân hàng, tổ chức tín dụng về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc Nhà nước và tổ chức tín dụng để nộp vào Ngân sách Nhà nước đối với Công ty CP BIDGroup.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

5-7 năm nữa thị trường vẫn có thể khan hiếm nguồn cung nhà ở thương mại

Tuyết Lan |

Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) Luật Đất đai sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng đất để thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong khoảng 5-7 năm tới đây, nguồn cung nhà ở thương mại vẫn sẽ tiếp tục thiếu do Tổ chức phát triển quỹ đất chưa thể tạo đủ quỹ đất.

Hải Phòng phê duyệt chủ trương dự án khu nhà ở thương mại 1.333 tỉ đồng

Hoàng Khôi |

UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở thương mại thuộc khu đô thị mới Bắc Sông Cấm.

2 phương án thu hồi đất với dự án nhà ở thương mại khi sửa Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 4.8, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp tham vấn ý kiến về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), nhằm hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

5-7 năm nữa thị trường vẫn có thể khan hiếm nguồn cung nhà ở thương mại

Tuyết Lan |

Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) Luật Đất đai sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng đất để thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong khoảng 5-7 năm tới đây, nguồn cung nhà ở thương mại vẫn sẽ tiếp tục thiếu do Tổ chức phát triển quỹ đất chưa thể tạo đủ quỹ đất.

Hải Phòng phê duyệt chủ trương dự án khu nhà ở thương mại 1.333 tỉ đồng

Hoàng Khôi |

UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở thương mại thuộc khu đô thị mới Bắc Sông Cấm.

2 phương án thu hồi đất với dự án nhà ở thương mại khi sửa Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 4.8, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp tham vấn ý kiến về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), nhằm hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.