Nghệ sĩ lên tiếng về gần 300 bản phim bị xuống cấp tại Hãng phim truyện Việt Nam

Minh Hạnh |

Trước sự việc gần 300 bản phim tại Hãng phim truyện Việt Nam bị xuống cấp, tập thể người lao động, nghệ sĩ tại đây cho hay, đây không phải là các bản phim để chiếu rạp thông thường mà phần lớn được sử dụng để trình chiếu ở các liên hoan phim trong nước và quốc tế nên việc bảo quản rất nghiêm ngặt.

Ngày 11.1.2024, trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện tập thể người lao động của Hãng phim truyện Việt Nam, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), đạo diễn Bùi Trung Hải cho biết, 300 bản phim dương bản gốc (positive) này là những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam.

Trong điện ảnh, phim có hai phiên bản: Positive là bản gốc, là tác phẩm hoàn chỉnh để trình chiếu cho công chúng; bản negative (kể cả bản negative được gọi là “negative gốc”) là những sản phẩm trung gian để tạo ra bản phim dương bản.

Bản được gọi là “negative gốc” là bản chưa được định ánh sáng, chưa định màu sắc (là khâu quan trọng hàng đầu trong việc hoàn thiện bộ phim của quay phim và đạo diễn), không có âm thanh, không thể trình chiếu cho công chúng như một tác phẩm.

Vì vậy, một số ý kiến cho rằng, 300 bản phim trên là “bản sao” là hoàn toàn không chính xác. "Những bản phim dương bản (positive gốc) này chính là một trong hai bản gốc duy nhất còn lại của những bộ phim kinh điển của Điện ảnh Việt Nam. Hiện 1 bản được lưu trữ tại Hãng phim truyện và 1 bản được lưu trữ tại Viện phim" - ông Hải nói.

NSƯT, đạo diễn Bùi Trung Hải. Ảnh: Minh Hạnh
NSƯT, đạo diễn Bùi Trung Hải. Ảnh: Minh Hạnh

Cũng theo đạo diễn Bùi Trung Hải, để in lại bản phim dương bản gốc (positive) mới hoặc số hóa các bộ phim cũ (như 300 bản bị hỏng tại Hãng phim truyện) là rất phức tạp và đòi hỏi kinh phí cao (có thể lên đến vài trăm nghìn USD, thậm chí cả triệu USD cho một bộ phim).

Vì liên quan đến việc phục chế các bản phim negative gốc đã cũ nên đây là quá trình cần công nghệ và tay nghề người thực hiện rất cao, trên thế giới cũng không có nhiều cơ sở có khả năng phục chế và số hóa phim đạt chuẩn quốc tế (khi chất lượng của bản phục chế/số hóa được coi là tương đương với bản phim positive phim nhựa).

Chưa kể, vấn đề tái tạo âm thanh của các bản phim cũ với bản negative tiếng cũ, đã nhiều năm tuổi khi phải phục chế cũng rất phức tạp, tốn kém.

Đạo diễn Bùi Trung Hải cũng cho hay, nếu cho rằng, phim nhựa đã ngừng sử dụng là sai hoàn toàn vì hiện trên thế giới, phim nhựa vẫn đang được sử dụng rộng rãi, song song với phim kỹ thuật số.

Cũng theo tập thể người lao động, việc đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam (Vivaso) cho rằng, các phim nhựa ở trong kho của Hãng phim truyện Việt Nam đã được sử dụng nhiều lần nên chất lượng xuống thấp là hoàn toàn sai.

“Trước cổ phần hóa, việc bảo quản phim trong kho là rất nghiêm ngặt, có người bảo dưỡng, xử lý kỹ thuật phim… định kỳ, để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho các bộ phim…” - NSƯT, đạo diễn Bùi Trung Hải nói.

Liên quan đến vụ việc gần 300 bản phim của Hãng Phim truyện Việt Nam tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội, bị xuống cấp nghiêm trọng, ngày 4.1.2024, Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản chính thức trả lời và yêu cầu phải có phương án khắc phục.

Ngoài kho phim bị hỏng, nhiều kỷ vật vô giá tại Hãng phim truyện Việt Nam cũng bị xuống cấp. Ảnh: Minh Hạnh
Ngoài kho phim bị hỏng, nhiều kỷ vật vô giá tại Hãng phim truyện Việt Nam cũng bị xuống cấp. Ảnh: Minh Hạnh

Theo Thanh tra Bộ (VHTTDL), sau khi nhận được kiến nghị, phản ánh của tập thể nghệ sỹ, cán bộ, công nhân viên của Hãng phim truyện Việt Nam về gần 300 bản phim bị hỏng, Cục Điện ảnh phối hợp với Viện Phim Việt Nam đã làm việc với Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam (công ty) và khảo sát trực tiếp kho lưu trữ phim.

Sau khi khảo sát trực tiếp, đoàn công tác nhận thấy, kho lưu trữ phim đã xuống cấp trầm trọng, không đủ tiêu chuẩn để lưu trữ, các bản phim không thể sử dụng do không được kiểm tra, bảo dưỡng trong một thời gian dài. Việc để các bộ phim trong kho phim của công ty bị hư hỏng thuộc trách nhiệm của công ty. Công ty phải đề xuất phương án khắc phục báo cáo Bộ VHTTDL và trả lời cho tập thể nghệ sĩ, cán bộ công nhân viên của công ty biết…

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Lùm xùm ở Hãng phim truyện Việt Nam vẫn chưa chấm dứt

Mi Lan |

300 cuộn phim bị mốc hỏng trong kho của Hãng phim truyện Việt Nam có vai trò giống như “giọt nước tràn ly” trong chuỗi mâu thuẫn vốn đã kéo dài giữa doanh nghiệp (VIVASO) và nghệ sĩ hãng phim.

Hàng loạt vi phạm quy định về lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Đặng Tiến |

Theo LĐLĐ quận Tây Hồ (Hà Nội), ngoài việc không thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động, Hãng Phim truyện Việt Nam còn vi phạm các quy định về pháp luật lao động sau cổ phần hóa.

Phải có phương án giải quyết quyền lợi lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Thế Đại - Minh Hạnh |

Đây là khẳng định của ông Quản Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vụ việc người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam không có lương và không được đóng bảo hiểm. Theo ông Hải, đây là vấn đề lớn, phức tạp, nhưng trên hết vẫn phải bảo vệ quyền lợi người lao động.

Người lao động Hãng Phim truyện Việt Nam có thể khởi kiện công ty để đòi quyền lợi

Đặng Tiến |

Từ khi cổ phần hóa đến nay, Hãng Phim truyện Việt Nam chưa tổ chức đại hội cổ đông, người lao động không biết số cổ phiếu được mua ưu đãi còn hay mất... Cùng với đó, nhiều quyền lợi hợp pháp chính đáng họ cũng đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Giáo viên kiến nghị giãn thời gian kiểm tra, bỏ bài thi giữa học kì

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Kiểm tra, đánh giá học sinh cần gọn nhẹ, giảm áp lực, căng thẳng để các em có niềm vui trong học tập thay vì nặng về điểm số.

Chứng chỉ nghề y dược được công khai mua bán trên mạng xã hội

THU GIANG |

Hàng loạt chứng chỉ hành nghề y dược đang được các đối tượng rao bán, cho thuê rầm rộ trên mạng xã hội với mức giá chỉ vài triệu đồng để mở hiệu thuốc, phòng khám tư nhân dịp cận Tết.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo gấp lì xì dịp Tết

Mạnh Cường - Minh Hương |

Thấy quảng cáo tuyển cộng tác viên gấp lì xì tại nhà trên mạng xã hội, chị Phạm Thị Hương (nhân vật đề nghị thay tên), 27 tuổi, vội vàng đăng ký. Đây cũng là căn nguyên khiến chị Hương bị lừa mất số tiền 20 triệu đồng.

Mông Cổ đẹp diệu kỳ như cổ tích trong mắt nàng blogger Việt

Anh Trang |

Mông Cổ vào mùa đông như biến thành xứ sở thần tiên với những thảo nguyên tinh khôi, những đàn ngựa, tuần lộc kiếm ăn dưới trời tuyết rơi trắng xóa.

Lùm xùm ở Hãng phim truyện Việt Nam vẫn chưa chấm dứt

Mi Lan |

300 cuộn phim bị mốc hỏng trong kho của Hãng phim truyện Việt Nam có vai trò giống như “giọt nước tràn ly” trong chuỗi mâu thuẫn vốn đã kéo dài giữa doanh nghiệp (VIVASO) và nghệ sĩ hãng phim.

Hàng loạt vi phạm quy định về lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Đặng Tiến |

Theo LĐLĐ quận Tây Hồ (Hà Nội), ngoài việc không thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động, Hãng Phim truyện Việt Nam còn vi phạm các quy định về pháp luật lao động sau cổ phần hóa.

Phải có phương án giải quyết quyền lợi lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Thế Đại - Minh Hạnh |

Đây là khẳng định của ông Quản Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vụ việc người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam không có lương và không được đóng bảo hiểm. Theo ông Hải, đây là vấn đề lớn, phức tạp, nhưng trên hết vẫn phải bảo vệ quyền lợi người lao động.

Người lao động Hãng Phim truyện Việt Nam có thể khởi kiện công ty để đòi quyền lợi

Đặng Tiến |

Từ khi cổ phần hóa đến nay, Hãng Phim truyện Việt Nam chưa tổ chức đại hội cổ đông, người lao động không biết số cổ phiếu được mua ưu đãi còn hay mất... Cùng với đó, nhiều quyền lợi hợp pháp chính đáng họ cũng đang bị xâm phạm nghiêm trọng.