Nghề làm than tổ ong - khắc khoải một quá khứ “hoàng kim”

NHÓM PV |

Trước chủ trương từ nay đến năm 2020, khu vực nội thành Hà Nội sẽ “sạch bóng” bếp than tổ ong, nhiều cơ sở sản xuất than tại thủ đô đã lục đục đóng cửa để chuyển đổi nghề. Tuy nhiên, ở một số xưởng sản xuất lớn, có nhiều lao động lâu năm thì việc chuyển đổi nghề lại không hề dễ dàng.

Xa rồi thủa “hoàng kim”

Để tìm hiểu thêm về những khó khăn này, nhóm PV Báo Lao Động đã tìm đến phường Thượng Thanh (quận Long Biên), nơi xưa nay nổi tiếng với các cơ sở sản xuất than tổ ong. Không khó để nhận ra sự đặc trưng tại nơi này. Khoảng sân trước nhà và kho xưởng luôn đặc một màu đen kịt bởi bụi than và các viên than dự trữ chất thành từng dãy cao vọi. Trong khu vực sản xuất, những nhóm thợ đang cần mẫn 
làm việc.

Tâm sự với PV, anh Vũ Minh Tuân (41 tuổi, người đã có 26 năm kinh nghiệm trong nghề) miên man với những hồi ức về một thời quá khứ “hoàng kim” của những chiếc bếp than tổ ong. Anh Tuân kể, vào thời kỳ đó, lượng người sử dụng than tổ ong nhiều vô kể, cung không đủ cầu. Ngày đó trung bình mỗi ngày chỉ đóng được 300 viên than, cơ sở nào làm năng suất lắm cũng chỉ đóng được khoảng 500 viên. Do nhu cầu người sử dụng cao nên làm được bao nhiêu là có mối đến lấy bấy nhiêu. Thu nhập từ nghề than của người lao động còn cao hơn tiền lương của công nhân viên chức thời đó.

Theo thời gian, sự phát triển chung của toàn xã hội đẩy mức sống của con người lên cao hơn, hiện đại hơn. Nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu sạch, vừa tiện lợi, vừa thân thiện với môi trường được đặt lên hàng đầu. Với những hệ lụy làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh sống trong quá trình sử dụng, than tổ ong dần đi vào quên lãng.

Chị Phạm Thị Lý (38 tuổi, một người từ tỉnh lẻ ra Hà Nội chở than thuê cho các cơ sở được 11 năm) tâm sự: Nếu như trước đây các mối khách tự tìm đến xưởng thì bây giờ mỗi ngày chị phải đi vòng quanh nội thành để giao hàng và chào mời hàng để duy trì nguồn thu.

Tương tự, cơ sở sản xuất kinh doanh than tổ ong của ông Nguyễn Văn Dũng (đóng tại huyện Thanh Trì) cũng gặp phải không ít khó khăn trong thời buổi hiện giờ. Trước kia, cơ sở của ông Dũng tiêu thụ ra thị trường khoảng 20 tấn than mỗi ngày nhưng cho đến nay chỉ còn 4 tấn một ngày, bởi nhiều hàng quán kinh doanh không còn sử dụng bếp than tổ ong nữa.

Nỗi lòng người làm nghề

Trước chủ trương từ nay đến năm 2020 sẽ xóa sổ hoàn toàn bếp than tổ ong, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Dũng trăn trở: “Đầu tư một cơ sở như thế này không phải chuyện dễ, tôi cũng phải thu hút tất cả các nguồn vốn ở các nơi, từ nguồn vốn của gia đình đến việc vay ngân hàng. Giờ phải dỡ bỏ cơ sở thật sự là một điều khó khăn với bản thân tôi và người lao động”.

Còn chị Phạm Thị Lý - người lao động tại cơ sở sản xuất than tổ ong - bày tỏ: Với cánh phụ nữ ít học như chúng tôi, công việc này tuy vất vả nhưng thu nhập ổn định. Mỗi tháng, trừ tiền ăn ở và chi phí sinh hoạt, tôi để ra được 4-5 triệu đồng để gửi về quê. Tôi mong muốn song song với lộ trình xóa sổ bếp than tổ ong sẽ là những định hướng, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho những lao động như chúng tôi.

Trao đổi về vấn đề này, bà Lưu Thị Thanh Chi - Phó Chi cục trưởng Chi cục Môi trường, Sở TNMT Hà Nội - cho hay: Hiện tại, Sở TNMT đã có những phương án kết nối những cơ sở sản xuất bếp than sạch với cơ sở sản xuất than tổ ong để cùng hợp tác, tạo ra một hệ thống phân phối bếp sạch và nguyên liệu sạch. Sở TNMT sẽ làm cầu nối để người sản xuất bếp than và than tổ ong làm các kênh phân phối cho nhà sản xuất bếp sạch. Từ đó giúp người tiêu dùng dễ dàng mua được những bếp đun thân thiện với môi trường. Việc hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề nghiệp cũng đang được cơ quan chức năng tính toán kỹ để lộ trình này phát huy hiệu quả.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.

Ông Park Hang-seo: Tôi sẽ là người hâm mộ nhiệt thành của đội tuyển Việt Nam

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể giành chức vô địch AFF Cup 2022 và nói lời tạm biệt sau hành trình 5 năm gắn bó với bóng đá Việt Nam.