Nghề giáo có còn cao quý nữa hay không?

ĐỖ TẤN NGỌC |

Trước những giá trị văn hóa truyền thống ( tôn sư trọng đạo) đang có những hiện tượng bất thường phát sinh, tình cảm, quan hệ thầy - trò xuất hiện những vụ việc đau lòng xảy ra, thầy đánh trò, trò hành hung, đe dọa thầy cùn những hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục diễn ra, đã có nhiều người đặt câu hỏi: nghề giáo bây giờ có còn cao quý nữa hay không?

Có nhiều người đặt ra câu hỏi: nghề giáo bây giờ có còn cao quý nữa hay không? Một câu hỏi đầy trăn trở, đau đáu. 

Thời trước đây  khi môi trường xã hội ít “ nhiễm độc”; trường lớp, học sinh chưa nhiều, hình ảnh người thầy, cô giáo thật đẹp đẽ, cao quý trong tâm trí bao học trò, được cả xã hội quý trọng, hiếm khi thấy có chuyện học sinh vô lễ, xúc phạm, hành hung… giáo viên. 

Thời ấy điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước, đời sống đại bộ phận cán bộ, nhân dân  còn khó khăn, vất vả song tình cảm, tình nghĩa thầy- trò thật đậm đà, gắn bó. Ai từng dạy học thời ấy đều cảm thấy rất tự hào, vinh dự xiết bao. 

Còn nay, hoàn cảnh kinh tế- xã hội của đất nước có đổi khác, điều kiện sống của phần nhiều dân chúng đã khấm khá lên; nhà nhà, người người đi học, trường, lớp nhiều vô kể, những giá trị văn hóa truyền thống (tôn sư trọng đạo) đang có hiện tượng bị lung lay; tình cảm, quan hệ thầy - trò xuất hiện những vụ việc đau lòng xảy ra, thầy đánh trò, trò hành hung, đe dọa thầy. 

 Dù chỉ là một vài vụ việc xảy ra, song với thời buổi công nghệ, internet bùng nổ, thông tin đa chiều, hỗn tạp, cách phản ánh quá mức, đánh giá hiện tượng, bản chất vấn đề thiếu khách quan thì đôi khi vô tình hay hữu ý đã tạo ra những ảnh hưởng, tác động, nhìn nhận tiêu cực, xấu xí về môi trường giáo dục, thầy cô giáo trước dư luận xã hội, con mắt mọi người, trong đó có giới trẻ, học sinh. /Không ít nhà giáo xót xa, buồn bã và từng thốt lên: nghề giáo giờ bạc hơn vôi.  Vậy đâu là những nguyên nhân căn bản của vấn đề, nỗi niềm này?     

Một là, về môi trường xã hội, nếu như ngày trước còn trong lành, sạch sẽ, ít có tác động xấu đến con trẻ thì nay lại diễn biến phức tạp, cái ác, cái xấu nảy sinh ngày càng nhiều, những tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường từng ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách, đạo đức thanh thiếu niên, học sinh. 

Ai cũng thừa nhận rằng bây giờ làm công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường học trở nên phức tạp, thách thức, khó khăn hơn trước nhiều. Vì ảnh hưởng của những “ tấm gương” xấu, những lệch lạc, tiêu cực… trong xã hội, của các loại sách báo độc hại, phim ảnh đen, thông tin, hình ảnh độc hại, đầy bạo lực trên mạng internet….khiến nhiều thanh thiếu niên, học sinh nhiễm thói hung bạo, lối sống bất chấp, thiếu tình cảm, nhân văn. 

 Các cơ quan quản lý về văn hóa, về intrenet vẫn loay hoay, chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý căn cơ, hiệu quả. Các em với bản tính, lứa tuổi mới lớn thường có những suy nghĩ, việc làm bồng bột, non dại, manh động, không lường trước hậu quả nghiêm trọng. 

Học trò thời nay trên thực tế đã dùng đủ chiêu trò để trả thù, "khủng bố", đe dọa, hành hung thầy cô giáo, từ ngôn ngữ đến hành động. Sự việc thường xảy ra trong trường hợp, thầy cô giáo nghiêm khắc khi kiểm tra, thi cử, hay phê bình nặng lời học sinh trước lớp, hoặc học sinh nghĩ rằng thầy cô giáo đó có ấn tượng ghét bỏ, trù dập mình.  

Hai là, vai trò, trách nhiệm giáo dục con cái của gia đình, các bậc làm cha, làm mẹ đang là khâu yếu. Do mải mê làm việc, kiếm tiền nên ít có thời gian chăm sóc, quan tâm tìm hiểu những diễn biến tâm lý, nắm bắt tính cách cũng như những thay đổi phức tạp của con mình trong môi trường hiện đại.  

Nhiều gia đình khoán trắng mọi chuyện cho nhà trường. Một lẽ khác, thời nay, sinh con ít, từ một đến hai đứa, nên nhiều phụ huynh thương con, chiều chuộng con quá mức, coi con là “ cục vàng”, có nhiều trường hợp, con muốn gì được nấy, đâm ra hư hỏng, coi thường tất cả.  

Có phụ huynh hoàn toàn tin lời con hơn lời thầy cô giáo, khi gặp giáo viên, chưa rõ sự tình, đầu đuôi, đúng sai thế nào, đã có ngay biểu hiện nóng giận, to tiếng, xúc phạm thầy cô, một mực bênh con mình. Thậm chí, có phụ huynh kém hiểu biết pháp luật, kích động xúc giục con, lôi kéo thanh niên xấu bên ngoài đến trường đe dọa, hành hung thầy cô. 

Vai trò gia đình mờ nhạt; các bậc cha mẹ lại thiếu kiến thức, phương pháp giáo dục hiện đại để định hướng con cái đi theo chiều tích cực, tốt đẹp…thì tất yếu sẽ sản sinh ra số con cái, học sinh làm loạn xã hội, làm khổ nhà trường, thiếu đi sự lễ phép, tôn kính thầy cô giáo.   

Ba là, năng lực, bản lĩnh, cái tâm của một số thầy cô giáo đối với nghề nghiệp, đối với các em học sinh, phụ huynh đang có những“vấn đề” đáng quan ngại. Phải thừa nhận rằng, thế hệ giáo viên lớn tuổi, đã và sắp về nghỉ hưu, sinh trưởng và được đào tạo sư phạm trong hoàn cảnh bao cấp đặc biệt khó khăn nhưng họ có vốn liếng, nền tảng tri thức, trình độ tốt và rất  tâm huyết, theo đuổi nghề đến cùng.

Còn mấy chục năm nay, thế hệ giáo viên lại không được như vậy. Do một thời gian dài, ngành giáo dục bị khủng hoảng…thiếu giáo viên lên đến mấy trăm ngàn người nên phải đào tạo ồ ạt, điều kiện, chất lượng đầu vào rất thấp, dạng “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. 

Thời gian đào tạo và quá trình bồi dưỡng sau khi đi dạy, năng lực, trình độ chuyên môn, phương pháp dạy học cũng chẳng tiến bộ mấy. Số thầy cô giáo non yếu, hạn chế về kiến thức lẫn phương pháp giáo dục không hề nhỏ, khiến phụ huynh, học sinh xem thường, ít nể trọng. “Ngày xưa, thầy ấy học dở ẹc. Cô giáo kia dạy sai kiến thức…mà”. 

Đáng buồn hơn, một số thầy cô (Phổ thông lẫn Đại học) không giữ được phẩm chất, đạo đức của người thầy, làm những việc tiêu cực, sai trái: xúc phạm, sàm sỡ học trò, tham gia đường dây chạy điểm, chạy trường… Lấy lý do đồng lương, thu nhập ít ỏi, không đủ sống, một số thầy cô lại dùng đủ “chiêu trò” để chèn ép học sinh dạy học thêm trái phép. Nếu em nào không “phục tùng” thì trù dập, chiếu tướng, cho bài tập, chấm điểm khắt khe… Ra trường, không còn học thầy cô giáo ấy nữa, nhiều học sinh mới dám thổ lộ hết thói hư, tật xấu của thầy cô giáo, nhà trường mình. Học sinh đàn em nghe mà phát hoảng….Tính lây lan lớn, làm cho nhà giáo lại càng thêm “ mất giá” và bớt “ thiêng”.  

Bốn là, cách chế tài, xử lý của nhà trường, xã hội chưa đủ mạnh. Trường hợp, học sinh vi phạm có hệ thống, học trò cá biệt có hành vi đe dọa, xúc phạm, hành hung thầy cô giáo trong quy định ở Điều lệ trường phổ thông của chúng ta còn chung chung, chưa cụ thể, rất khó vận dụng vào thực tế. 

Có những văn bản, quy định đã lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình mới nhưng đến nay vẫn còn hiệu lực, không có thay đổi, điều chỉnh gì.  Hơn nữa, cách giáo dục, đánh giá, xử lý học sinh của nhà trường, giáo viên nổi lên khuynh hướng nhẹ nhàng, du di, tùy tiện, thiếu đi  tính răn đe, làm gương. Vì sợ học trò của mình bị thua thiệt, vì sính “bệnh” thành tích, vì có những mối quan hệ này, nọ… 

Nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, họ có những quy định xử lý học sinh, sinh viên vi phạm trong nhà trường hết sức cụ thể, chi tiết, chặt chẽ và rất nghiêm khắc. Ví dụ, học sinh  cấp THPT, thiếu trung thực, gian dối nếu vi phạm lần đầu giáo viên sẽ thông báo cho phụ huynh và học sinh đó bị điểm F cho bài thi này, đồng thời bị ghi lại trong hồ sơ cá nhân. Nếu vi phạm lần hai, ngoài mức phạt như lần một còn bị tạm đình chỉ học chính khóa và phải tham dự lớp học cuối tuần. Nếu vi phạm lần ba học sinh sẽ bị điểm F cho kỳ học này, đồng thời không được nhà trường giới thiệu xin việc làm, mất đặc quyền nộp đơn xin học bổng và thậm chí không được tốt nghiệp trung học. 

Tôi thiết nghĩ, để lấy lại được hình ảnh, vị trí đẹp đẽ, đáng quý  của người thầy giáo hôm nay trong bối cảnh xã hội đã có nhiều đổi thay là điều không dễ dàng. Nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ môi trường xã hội, nhận thức của phụ huynh, bản thân người học đến chất lượng đội ngũ nhà giáo, chế độ đãi ngộ của nhà nước. Trong đó, yếu tố chất lượng của nhà giáo có tính chất quyết định nhất. Mong mỏi có nhiều học trò (và cả xã hội) nể, trọng mình thì trước tiên từng chủ thể nhà giáo phải sáng lên chữ tâm - tài thật sự, luôn tâm huyết, trách nhiệm hết mình với sự nghiệp “ trồng người.”   

 ĐỖ TẤN NGỌC Phó Hiệu trưởng - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Sơn Tịnh - Quảng Ngãi  


 

ĐỖ TẤN NGỌC
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.