Nếu giảm tải chương trình cần có hướng dẫn sớm

Nguyễn Văn Lực |

Với khung điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học (lần hai) của Bộ, kết thúc năm học vào ngày 15.7 và thi tốt nghiệp THPT vào ngày 8 đến ngày 11.8, nên quỹ thời gian học còn lại để học sinh hoàn thành chương trình nhất là học sinh khối lớp 12 là tương đối ít (mười bốn tuần).

Chính điều này mới dẫn đến ý kiến nên giảm môn thi tổ hợp như đề nghị của thầy Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) Nguyễn Xuân Khang đề xuất bỏ bài tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội ở kỳ thi THPT quốc gia 2020, vì nếu thi như mọi năm sẽ tạo áp lực rất lớn cho học sinh và nhà trường trong bối cảnh đại dịch" và cũng có ý kiến đề xuất nên xét tốt nghiệp THPT…

Vậy ý kiến của Bộ như thế nào về những đề xuất này? Ngày 17.3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng, cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng “Trong điều kiện hiện nay, kỳ thi THPT quốc gia vẫn sẽ được giữ ổn định như năm 2019. Kết quả kỳ thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục các địa phương và làm cơ sở tuyển sinh đại học, tuyển vào trường nghề.”

Nhằm chuẩn bị tốt cho kì thi này hiện nay nhiều thầy cô giáo và học sinh đang trông chờ hướng dẫn giảm tải chương trình của Bộ GD- ĐT để trên cơ sở đó nhà trường xây dựng lại kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp với thời gian còn lại nhất là chọn lọc nội dung dạy để học sinh chuẩn bị tốt kiến thức bước vào kỳ thi tuyển sinh đối với lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.

Việc thực hiện giảm tải chương trình là điều tất yếu trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay tuy vậy không sao tránh khỏi lo lắng của thầy cô, học sinh đó là chương trình sẽ giảm tải phần nào, kiến thức gì, Bộ nên sớm có hướng dẫn cụ thể để thầy cô chủ động trong việc dạy học. Hiện nay nhiều tỉnh, thành trên cả nước thầy cô thực hiện dạy học trên Internet, truyền hình… trong thời gian học sinh nghỉ học chống dịch rất băn khoăn không biết những nội dung đã ôn tập dã dạy kiến thức mới có nằm trong phần giảm tải không để khỏi bị “thừa”. Theo cá nhân tôi xin chia sẻ ý kiến sau:

Về pháp lý, việc giảm tải chương trình cần thực hiện thống nhất trên cả nước vì chúng ta đang thực hiện một chương trình - một bộ sách giáo khoa nên việc này rất thuận lợi. Bộ GDĐT cần có chủ trương giảm tải theo yêu cầu của Thủ tướng đó là: “Bộ GDĐT chỉ đạo việc học trực tuyến, giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học nhưng phải bảo đảm chất lượng học tập…” Đây là cơ sở pháp lý để Bộ GDĐT thực hiện việc tinh giảm nội dung chương trình từ lớp 1 đến lớp 12.

Về nguyên tắc giảm tải, nên giảm tải số tiết học trong học kì hai sao cho phù hợp với thời gian thực học còn lại của học sinh (mười bốn tuần) không nên cắt giảm máy móc, cơ học, phải đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình theo qui định của Luật giáo dục, đảm bảo tính lô gic của kiến thức…

Về nội dung giảm tải, là điều quan trọng nhất nhằm giúp học sinh không bị mất kiến thức cơ bản, trọng tâm đồng thời tránh để học sinh bị thiệt thòi, thiếu công bằng, khó liên thông giữa các kiến thức/khối lớp/cấp học khi học sinh học nối tiếp lên.. Cụ thể, giảm tải những nội dung trùng lắp trong chương trình, sách giáo khoa của nhiều môn học khác nhau. Những nội dung, bài tập, câu hỏi vận dụng kiến thức quá khó không phù hợp với trình độ, nhận thức của học sinh…

Nên chăng Bộ GDĐT nhanh chóng thành lập Hội đồng giảm tải gồm những tác giả biên soạn chương trình, sách giáo khoa, chuyên gia giáo dục và thầy cô giáo có kinh nghiệm giảng dạy…chịu trách nhiệm xem xét định lượng lại chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được mà vẫn đảm bảo được mục tiêu day - học - thi trong bối cảnh tình hình hiện nay.

Về đề thi cần phải bám sát chương trình dạy học thực tế tránh ra phần kiến thức đã được giảm tải, thực hiện theo nguyên tắc “thi gì học nấy” giúp giảm áp lực căng thẳng trong học hành thi cử cho học sinh trong mùa dịch bệnh. Riêng đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập thì tùy vào tình hình cụ thể từng địa phương nhất là chỉ tiêu tuyển sinh nên thực hiện xét tuyển hoặc thi tuyển cho phù hợp. Nếu trường có chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 bằng hoặc lớn hơn số lượng thí sinh đăng ký thì nên tổ chức xét tuyển là phù hợp, chỉ nên thi tuyển đối với các trường THPT chuyên cho học sinh có nhu cầu là hợp lý giúp tránh áp lực, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho tổ chức thi tuyển đại trà.

Nguyễn Văn Lực
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT hướng dẫn, công nhận kết quả dạy học qua Internet, truyền hình

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy định hướng dẫn dạy học qua truyền hình và Internet trong thời gian học sinh cả nước không đến trường vì dịch COVID-19.

Sắp hết quý I/2020, giáo viên hợp đồng vẫn thấp thỏm chờ xét đặc cách

Đặng Chung |

Chỉ còn vài ngày nữa là hết quý I/2020 – thời hạn mà lãnh đạo TP.Hà Nội đưa ra để hoàn thành việc xét đặc cách với giáo viên hợp đồng đủ điều kiện theo công văn 5378/BNV của Bộ Nội vụ.  Tuy nhiên, đến nay hàng nghìn giáo viên hợp đồng ở Hà Nội vẫn… thấp thỏm chờ tin.

Lịch trở lại trường của học sinh: Nhiều địa phương thông báo khẩn cho nghỉ

Đặng Chung |

Sáng 27.3, nhiều tỉnh, thành đã có quyết định cho học sinh nghỉ học thêm từ 1-2 tuần để phòng dịch COVID-19.

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Bộ GDĐT hướng dẫn, công nhận kết quả dạy học qua Internet, truyền hình

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy định hướng dẫn dạy học qua truyền hình và Internet trong thời gian học sinh cả nước không đến trường vì dịch COVID-19.

Sắp hết quý I/2020, giáo viên hợp đồng vẫn thấp thỏm chờ xét đặc cách

Đặng Chung |

Chỉ còn vài ngày nữa là hết quý I/2020 – thời hạn mà lãnh đạo TP.Hà Nội đưa ra để hoàn thành việc xét đặc cách với giáo viên hợp đồng đủ điều kiện theo công văn 5378/BNV của Bộ Nội vụ.  Tuy nhiên, đến nay hàng nghìn giáo viên hợp đồng ở Hà Nội vẫn… thấp thỏm chờ tin.

Lịch trở lại trường của học sinh: Nhiều địa phương thông báo khẩn cho nghỉ

Đặng Chung |

Sáng 27.3, nhiều tỉnh, thành đã có quyết định cho học sinh nghỉ học thêm từ 1-2 tuần để phòng dịch COVID-19.