Theo Công ty Luật TNHH YouMe: Dân phòng hay đội dân phòng là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.
Căn cứ Khoản 25 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 có quy định thêm tại thôn phải thành lập đội dân phòng và đội này sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý.
Ngoài ra, Điều 11 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 có quy định về Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy là ngày 4 tháng 10 hàng năm.
Phụ cấp dân phòng hiện nay được căn cứ theo Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
Khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy: 0,6 ngày lương tối thiểu vùng/ngày.
Bị tai nạn, tổn hại sức khoẻ hoặc chết khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
Nếu được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy thì còn được hưởng chế độ:
Chữa cháy dưới 2 giờ: Bồi dưỡng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
Chữa cháy từ 2 - 4 giờ: Bồi dưỡng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng.
Chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc nhiều ngày: Cứ 4 giờ được bồi dưỡng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng.
Chữa cháy từ 22 giờ đêm hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau: Tính gấp 02 lần mức hưởng bồi dưỡng ở trên.
Trong đó, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP là:
Vùng 1: 4.680.000 đồng/tháng.
Vùng 2: 4.160.000 đồng/tháng.
Vùng 3: 3.640.000 đồng/tháng.
Vùng 4: 3.250.000 đồng/tháng.
Như vậy, phụ thuộc vào bảng về mức lương tối thiểu vùng, cùng ngày làm việc của dân phòng để tính cụ thể mức ngày lương tối thiểu vùng và phụ cấp, bồi dưỡng.