Ở trường hợp này, theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Lao động nam đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc sẽ không bị phạt. Bởi:
Theo Bộ luật Lao động năm 2012 (hiện hành), pháp luật chỉ giới hạn độ tuổi lao động tối thiểu chứ không giới hạn về độ tuổi lao động tối đa. Ngoài ra theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Lao động 2012 có quy định như sau:
Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Ngoài ra, khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.
Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ...
Nghĩa là, nếu ông Khải ở công ty có thể kí kết hợp đồng lao động mới, khi đó họ sẽ được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng mới, nếu họ kéo dài hợp đồng thì quyền lợi hưởng theo lao động cũ.
Sau khi nghỉ hưu, lương hưu người lao động cao tuổi được tính như đối với trường hợp người lao động đến tuổi nghỉ hưu.
Theo đó cách tính tiền lương hưu hiện nay:
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tạị luật bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.