Một số ý kiến đối với Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

ThS luật Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum |

Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời cách đây 20 năm, khi thị trường bảo hiểm còn khá mới mẻ và quy mô thị trường còn nhỏ, các sản phẩm, kênh phân phối chưa đa dạng, đặc biệt cơ quan quản lý cũng mới thành lập hoạt động khá lúng túng, sự vụ.

Đến nay, trước sự phát triển của thị trường và nhiều quy định pháp luật liên quan thay đổi. Luật Kinh doanh bảo hiểm không còn thống nhất, đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Dân sự, một số nội dung chưa có căn cứ áp dụng trong thực tiễn như thẩm quyền, quy trình xử lý doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó khăn về tài chính; việc áp dụng hoặc tích hợp công nghệ trong kinh doanh bảo hiểm; các yêu cầu về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập; sự liên kết giữa các cơ quan quản lý trong triển khai các chương trình bảo hiểm của Chính phủ...

Vì vậy, việc dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được xây dựng nhằm mục tiêu hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của Luật Kinh doanh bảo hiểm với các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, để hoàn thiện dự án luật khá quan trọng này, chúng tôi xin có một số ý kiến tham gia như sau:

Thứ nhất, về lý do bất khả kháng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Dự thảo Luật, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không được áp dụng trong trường hợp bên mua bảo hiểm có lý do bất khả kháng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Tuy nhiên, toàn bộ Dự thảo Luật không quy định như thế nào là sự kiện bất khả kháng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Việc thiếu vắng quy định nói trên rất dễ làm phát sinh tranh chấp liên quan đến việc không được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Vì vậy, đề nghị bổ sung quy định về bất khả kháng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm trong phần giải thích từ ngữ (Điều 4 dự thảo) hoặc quy định lý do bất khả kháng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với bên mua bảo hiểm và là nội dung bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm (bổ sung vào quy định tại Khoản 1 Điều 14 dự thảo)

Thứ hai, về người thụ hưởng (Điều 39). Tại Khoản 2 Điều 39 dự thảo quy định “Đối với người được bảo hiểm chưa thành niên, hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ năng lực hành vi, hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của họ có thể chỉ định người thụ hưởng”.

Theo quy định tại Khoản 23 Điều 3 dự thảo thì “Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, riêng trong hợp đồng bảo hiểm nhóm người được bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo hiểm chết”.

Như vậy, Khoản 2 Điều 39 dự thảo quy định người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ có quyền chỉ định người thụ hưởng là chưa phù hợp với quy định tại Khoản 23 Điều 3 dự thảo, quyền này thuộc về người mua bảo hiểm.

Vì vậy, để đảm bảo thống nhất với Khoản 23 Điều 3, đề nghị sửa đổi quy định tại Khoản 2 Điều 39 dự thảo như sau: “Đối với người được bảo hiểm chưa thành niên, hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ năng lực hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bên mua bảo hiểm phải có sự đồng ý của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm khi chỉ định người thụ hưởng”.

Thứ ba, về thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (Điều 75). Điểm đ Khoản 1 Điều 75 dự thảo quy định doanh nghiệp bảo hiểm bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động “Sau khi thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục phá sản”.

Theo quy định của Luật Phá sản, doanh nghiệp đang trong giai đoạn mở thủ tục phá sản (tòa án thụ lý Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho đến trước khi Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản) vẫn tiến hành hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Việc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (tức là trước khi Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản) là chưa phù hợp, khiến cho doanh nghiệp doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được trong giai đoạn này.

Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi lại quy định trên theo hướng thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động sau khi Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm phá sản.

ThS luật Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
TIN LIÊN QUAN

Thời gian được hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm hơn 26 năm

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội TP.Hà Nội thông tin bạn đọc về thời điểm nghỉ hưu sau hơn 26 năm tham gia Bảo hiểm xã hội.

Quy trình nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi đang làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa biết nộp hồ sơ ở đâu. Công ty tôi ở Cầu Giấy (Hà Nội), hiện tại tôi đang ở TPHCM. Do dịch bệnh nên chưa về Hà Nội được. 

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp linh hoạt, người lao động "được lợi"

ANH THƯ |

Hà Nội - Bình quân số người đến làm thủ tục hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố tăng khoảng 30% so với thời điểm giãn cách xã hội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Thời gian được hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm hơn 26 năm

ANH THƯ |

Bảo hiểm xã hội TP.Hà Nội thông tin bạn đọc về thời điểm nghỉ hưu sau hơn 26 năm tham gia Bảo hiểm xã hội.

Quy trình nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi đang làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa biết nộp hồ sơ ở đâu. Công ty tôi ở Cầu Giấy (Hà Nội), hiện tại tôi đang ở TPHCM. Do dịch bệnh nên chưa về Hà Nội được. 

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp linh hoạt, người lao động "được lợi"

ANH THƯ |

Hà Nội - Bình quân số người đến làm thủ tục hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố tăng khoảng 30% so với thời điểm giãn cách xã hội.