Mặt trái vẫn phải thua lòng tốt!

Nguyễn Thị Ngọc Hải |

Muốn sống còn, phải tốt lên. Đó là… thuốc tiên ông cha để lại trong vườn dân tộc. Thuốc này là truyền thống văn hóa - dùng đặc trị hiệu nghiệm qua bao cơn sốt đã được chứng minh: Thắng trong chiến tranh. Nay, xây nước nhà giàu mạnh. Con người phải văn minh. Không ai phá được nó.

Minh họa: Tranh khắc gỗ của Trang Thanh Hiền
Minh họa: Tranh khắc gỗ của Trang Thanh Hiền

Những cơn “lũ quét” truyền thông...

Cái năm anh Tý chuột, tưởng “số đẹp” - 2020, té ra nó đem đến nhiều cơn… lũ quét. Đầu năm vừa ăn tết xong là đại dịch COVID-19 bùng ra chới với. Những trận cãi nhau khắp thế giới giờ nhìn lại thấy phi lý “cho con đến trường chứ sao ở nhà?”, “không đeo khẩu trang”, biểu tình hô “mybody-my choice”, “chống tiêm vaccine”… Và bao “thuyết âm mưu”…

Rồi năm nào cũng bão lũ miền Trung, nhưng năm nay, những cái tên vùng xa xôi chưa biết đến bao giờ, nay nghe đau nhói, như Rào Trăng, Trà Leng… cuốn đi cả một thôn bình yên.

Núi cũng phải lở - lời các cụ xưa mắng những kẻ chỉ ăn không làm - “miệng ăn núi lở” - nay chẳng có ai… ăn mà cả trái núi nằm dưới mưa ngấm nước, nhão cả ra, bở cả ra rồi đất đá bùn ào xuống khủng khiếp. Phải bới tìm nạn nhân. Người ta bảo “có ăn đấy chứ không đâu. Ăn của rừng rưng rưng nước mắt. Con người phá hoại thiên nhiên khắp nơi trên thế giới.

Đất nước gồng mình chống dịch. Việt Nam xuất hiện nhiều câu chuyện chưa từng có. “Lòng tin của nhân dân là gia tài lớn của Chính phủ”. Lời khen của thế giới cho Việt Nam.

Một bức ảnh chụp từ trên không nhìn xuống, se cả lòng - thấy cái làng quê Việt xưa làng tôi xanh bóng tre - nay lấm lem, bùn quét hết như sơn cả cây cối làng mạc bằng đất.

Tai họa không còn ở một làng một xóm một con đường hay nóc nhà. Tai họa đổ xuống cả trái đất. Những cái chết oái oăm nhất, tai nạn chưa bao giờ nghe.

Và đất nước gồng mình chống dịch. Việt Nam xuất hiện nhiều câu chuyện chưa từng có. “Lòng tin của nhân dân là gia tài lớn của Chính phủ”. Lời khen của thế giới cho Việt Nam.

“Lòng tin được dẫn dắt bởi truyền thông”

Dù có những lộn xộn ban đầu như trốn cách ly, lười đeo khẩu trang, tung tin đồn nhảm trên mạng xã hội bị phạt… nhưng rồi dần ổn trong một đất nước được chỉ huy và nhìn thấy rất sớm mối hiểm nguy của đại dịch. Xuất hiện những luồng sức mạnh, đường lối rõ ràng kiên định, lòng tốt cao cả được truyền thông mạnh mẽ.

Cây gạo ATM, cửa hàng 0 đồng, hỗ trợ máy thở, hình ảnh toàn lưng áo trắng kín mít của các thầy thuốc đi vào trận lặng lẽ, ca khúc lạ nhất chỉ là dạy cách rửa tay… Chống dịch mà lan ra các nước, người vui “chế cả Deepfake” cho một ngài Tổng thống nhảy nhót hát Ghen Covy…

Đến hôm nay - khi sóng dữ tạm lắng ở Việt Nam, thì thế giới vẫn khốn đốn vì đại dịch. Lệnh xử phạt đến 3 triệu đồng nếu không đeo khẩu trang - cho thấy cái nhìn sáng suốt và cảnh giác.

Tất cả được qua truyền thông chính thức - truyền thông lại đang tiếp bước truyền thống của thời chiến tranh xưa: Thống nhất hành động nhanh chóng, tạo sức mạnh dân tộc đồng lòng. Khơi dậy sáng kiến, kỷ luật và tình thương yêu.

Có cần “cứu trợ” lũ quét truyền thông?

Các bài học cập nhật về truyền thông, sinh viên có nơi đang “bò ra làm bài “ về Fake News - tìm ra các “con số động trời” vẫn đang thay đổi hằng ngày. Theo báo cáo của We are Social - Công ty toàn cầu nghiên cứu về truyền thông xã hội: 50% nhân loại dùng mạng xã hội. Con số ở Việt nam là 68 triệu người dùng NET và 65 triệu dùng mạng xã hội (MXH) chủ yếu là Facebook.

Con số tin nhảm về COVID-19 trên MXH chiếm tới 88% lan ra 70 quốc gia. Một hiện tượng lạ ở Anh có tin nhảm là 5G có thể lan truyền COVID-19 nên các tháp viễn thông bị đốt phá. Lan sang các nước Hà Lan, Ý, Thụy Điển… Có tới 200 vụ tấn công cả các kỹ sư viễn thông. Thật đáng sợ. Tin giả đã làm kinh tế thế giới thiệt hại 78 tỷ đô trong một năm.

Nét đẹp Việt vẫn luôn là: Mặt trái thua lòng tốt. Chưa ở đâu thấy tình thương toàn xã hội như ở Việt Nam - cứu trợ yêu thương trong chống đại dịch và nhất là trong cứu trợ thiên tai bão lũ vừa qua.

Ở Việt Nam, văn hóa dùng MXH cũng có vấn đề. Nếu không có sự “cứu trợ” và kỷ cương thì mầm mống của cơn “lũ quét” này cũng có thể đã thấy.

Nhà nước cảnh báo về các clip độc hại lan tràn kiếm view để chờ… tiền nút vàng nút bạc nút kim cương. Phạt ngay kịp thời những clip “tìm content quá trớn”: Giết hại động vật, gây cảm giác mạnh ghê rợn… Dư luận chê trách ngay những bà những cô thi nhau leo lên thuyền đi cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên - nặng quá khiến suýt lật thuyền. Đuổi không xuống vì cố kiết đi theo để… làm clip kiếm view.

Muốn sống còn, phải tốt lên

Đã có những cảnh báo, nếu không coi trọng Văn hóa tương xứng như Kinh tế - Chính trị, thì tác hại to lớn. Văn hóa phải thành động lực và nguồn lực nội sinh sự phát triển đất nước.

Muốn sống còn, phải tốt lên. Đó là… thuốc tiên ông cha để lại trong vườn dân tộc. Thuốc này là truyền thống văn hóa - dùng đặc trị hiệu nghiệm qua bao cơn sốt đã được chứng minh: Thắng trong chiến tranh. Nay, xây nước giàu mạnh. Con người phải văn minh. Không ai phá được nó.

“Càng phát triển, yếu tố con người càng quan trọng” (Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về Công nghệ truyền thông). Ông cũng trả lời tranh luận của đại biểu tại Quốc Hội, khẳng định cần chú ý việc xuống cấp đạo đức - Việt Nam gìn giữ không để bất cập cả hệ thống. Nét đẹp Việt là: Mặt trái vẫn thua lòng tốt. Chưa ở đâu thấy tình thương toàn xã hội như ở Việt Nam - cứu trợ yêu thương trong chống đại dịch và nhất là trong cứu trợ thiên tai bão lũ vừa qua.

Nguyễn Thị Ngọc Hải
TIN LIÊN QUAN

Mở cửa gian hàng Việc tử tế với nhiều mặt hàng thiết yếu

Kiều Vũ |

Lãnh đạo và Công đoàn Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn đã mở cửa gian hàng Việc tử tế với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu hằng ngày. Đây là hoạt động thiết thực nhân Tháng Công nhân.

Mất hai chân, còn một tấm lòng

sở hạ |

Vào bộ đội năm 1978, 5 năm sau, ông Bùi Trường Sơn trở về quê nhà ở khu vực Bình Hòa (phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) với thân thể không lành lặn: Hai chân của ông đã để lại chiến trường Campuchia.

Giữa dịch Corona, có những "Người Việt tử tế" tặng khẩu trang miễn phí

Cường Ngô |

Trong khi không ít cửa hàng lợi dụng tình hình virus Corona diễn biến phức tạp để tăng giá bán khẩu trang, thì tại Hà Nội, nhiều đơn vị doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh đã tự nguyện phát miễn phí khẩu trang đến tay người dân.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mở cửa gian hàng Việc tử tế với nhiều mặt hàng thiết yếu

Kiều Vũ |

Lãnh đạo và Công đoàn Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn đã mở cửa gian hàng Việc tử tế với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu hằng ngày. Đây là hoạt động thiết thực nhân Tháng Công nhân.

Mất hai chân, còn một tấm lòng

sở hạ |

Vào bộ đội năm 1978, 5 năm sau, ông Bùi Trường Sơn trở về quê nhà ở khu vực Bình Hòa (phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) với thân thể không lành lặn: Hai chân của ông đã để lại chiến trường Campuchia.

Giữa dịch Corona, có những "Người Việt tử tế" tặng khẩu trang miễn phí

Cường Ngô |

Trong khi không ít cửa hàng lợi dụng tình hình virus Corona diễn biến phức tạp để tăng giá bán khẩu trang, thì tại Hà Nội, nhiều đơn vị doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh đã tự nguyện phát miễn phí khẩu trang đến tay người dân.