Mật độ dân số với quy hoạch và giao thông đô thị ở Hà Nội và TPHCM: Đã tới mức độ mất an toàn?

TS. Nguyễn Quốc Anh |

Hiện tượng ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP.HCM trong thời gian vừa qua là vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của dư luận. Tại sao hiện tượng ùng tắc giao thông lại bùng phát một cách gay gắt như vậy? Có phải những vấn đề liên quan đến mật độ dân số quận/huyện đang là nguyên nhân làm cho việc qui hoạch và giao thông của thủ đô Hà Nội và TP HCM đã tới mức độ mất an toàn?
Hiện nay, tình trạng quá tải giao thông, ùn tắc, tụ tập đông người...., nhiều khi gây mất trật tự an ninh xã hội, thường xuyên xảy ra. Đứng trước tình hình này, các nhà quản lý thường đề cập đến bất hợp lý trong qui hoạch, mặc dù vậy, rất cần xem xét đến mật độ dân cư ở hai thành phố này. Khi xảy ra sự cố dẫm đạp chết người ở thánh địa Mecca, những nhà nghiên cứu về lý thuyết đám đông đã tính toán, với một đám đông tập trung và đang di chuyển thì mật độ an toàn là 3 người/m2 (tương đương 3.000 người/km2), mật độ mất an toàn, mất kiểm soát là 8 người/m2 (tương đương 8.000 người/km2).

Do điều kiện lịch sử trong quá trình phát triển dân số và kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội, mật độ dân số thường rất cao ở các quận nội thành. Nhiều quận/huyện có mật độ dân số tập trung đông, ở trên mức độ mất an ninh về mật độ dân số (trên 8.000 người/km2). Đặc biệt, dân số các đơn vị này ngày càng phát triển với xu thế ngày một đông dân hơn (xây thêm nhà cao tầng), đồng nghĩa với mức độ an toàn ngày càng giảm. Cá biệt cũng có những đơn vị do có các chính sách/chương trình giãn dân, thì mật độ dân số đã được cải thiện (giãn dân ở các khu phố cổ, phát triển các khu dân cư ở ngoại vi, xa trung tâm thành phố...).

Ở Hà Nội, các quận đô thị cổ đều có mật độ dân số mất an toàn, cả thành phố có 7 quận có mật độ dân số mất an toàn. Đơn cử là quận Hoàn Kiếm - nơi tập trung hầu hết các phố cổ, mật độ dân số đã giảm xuống được 8.892 người/km2 (lớn bằng mức mật độ dân số mất an toàn), trong khoảng thời gian 10 năm từ kết quả giữa hai cuộc tổng điều tra dân số (TĐTDS) 1999-2009, tức mới chỉ có 1/7 đơn vị có mật độ dân số mất an toàn đã được cải thiện, điều này cho thấy tầm quan trọng của các chính sách dân số về lĩnh vực phân bổ và mật độ dân số.

                                      TĐTDS 1999                        TĐTDS 2009

Các quận đô thị cổ:     27.779 người/km2                             -                 

Quận Ba Đình:            22.513 người/km2                 24.290 người/km2

Quận Hoàn Kiếm:       36.684 người/km2                 27.792 người/km2

Quận Hai Bà Trưng:   25.948 người/km2                 29.647 người/km2

Quận Đống Đa:           30.676 người/km2                 36.284 người/km2

Quận Thanh Xuân:      16.331 người/km2                 24.583 người/km2  

Quận Cầu Giấy:           10.291người/km2                  18.800 người/km2

Quận Hoàng Mai                    -                                     8346  người/km2

(Nguồn: TĐTDS 1999 và 2009)

Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải thấy rằng chính sách giãn dân, giải quyết vấn đề phân bổ dân số - mật độ dân số ở Hà Nội còn yếu, chỉ mới giãn dân ở một vài khu phố cổ, do vậy mới chỉ có 1 quận giảm được mật độ dân số.

Theo số liệu thì có 5 quận có mật độ dân số ở trên mức an toàn nhưng vẫn tăng, trong đó hai đơn vị tăng nhiều nhất (quận Cầu Giấy tăng thêm 8.509 người/km2 và quận Thanh Xuân tăng thêm 8.252 người/km2, bằng một mức dân số mất an toàn). Quận tăng thấp nhất là Ba Đình, tăng thêm 1.777 người/km2. Quận Đống Đa có mật độ dân số đông nhất với 36.284 người/km2, gấp hơn 4 lần mật độ dân số mất an toàn. Nếu xem xét ở cấp độ phường/xã thì mức độ mất an toàn càng khủng khiếp hơn, đơn cử như, mật độ dân số phường Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội là 92.100 người/km2, gấp 11,5 lần mức độ mất an toàn.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất cả nước, đồng thời cũng là một thành phố phát triển năng động vào loại nhất cả nước, do vậy số đơn vị quận/huyện có mật độ dân số dân số mất an toàn cũng nhiều hơn ở thủ đô Hà Nội. Mặc dù vậy, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều chương trình nhằm giãn dân, tránh tập trung ở các khu đông dân trước đây nên tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Có 8/14 quận có mật độ dân số trên mức mất an toàn đã được cải thiện (giảm). Điều này cho thấy sự khẳng định rõ rệt tác động của chính sách dân số về lĩnh vực phân bổ dân số, đồng thời cũng là vấn đề dân số đã được lồng ghép giải quyết trong qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

                                      TĐTDS 1999                        Số liệu TK 2011

Các quận thành thị:       9.380 người/km2                 12.449 người/km2

Quận 1:                        29.757 người/km2                 24.025 người/km2

Quận 3:                        46.343 người/km2                 38.394 người/km2

Quận 4:                        48.037 người/km                43.788 người/km2

Quận 5:                        51.104 người/km2                 41.034 người/km2

Quận 6:                        36.075 người/km2                 35.035 người/km2  

Quận 8:                        17.475 người/km2                 21.978 người/km2

Quận 10:                       42.127 người/km2                40.942 người/km2

Quận 11:                       47.699 người/km2                45.582 người/km2

Quận 12                           3.212 người/km2                 8.559 người/km2

Quận Gò Vấp:              16.124 người/km2                 28.423 người/km2

Quận Tân Bình:            15.053 người/km2                 19.229 người/km2

Quận Bình Thạnh:        19.662 người/km                23.109 người/km2  

Quận Phú Nhuận:         36.046 người/km2                 35.990 người/km2

Quận Thủ Đức                4.371 người/km2                   9.936 người/km2

(Nguồn: TĐTDS 1999 và Niên giám Thống kê thành phố HCM, 2011.)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đã có chính sách hiệu quả trong việc giảm mật độ dân số ở các quận, năm 1999 toàn thành phố có 14 quận có mật độ dân số ở trên mức không an toàn, nhưng trong thời gian qua đã có một nửa số quận giảm được mật độ dân số và một nửa vẫn còn tăng, trong đó kể cả hai quận mới tăng lên mức mất an toàn (quận 12 và quận Thủ Đức). Có hai quận mật độ dân số đã giảm được rất lớn (quận Gò Vấp giảm được 12.299 người/km2 và quận 5 giảm được 10.070 người/km2). Quận Phú Nhuận giảm được ít nhất là 56 người/km2.     

Mặc dù vậy, cũng như thủ đô Hà Nội, khi xem xét ở cấp độ phường/xã thì cũng còn những điểm cực kỳ bức xúc. Thí dụ như, mật độ dân số phường 1, quận 3, TP. Hồ Chí Minh là: 115.797 người/km2 (gấp 14,5 lần mức độ mất an toàn). Quận 3 có 5 phường có mật độ dân số trên 100.000 người thuộc loại cao nhất thế giới (gấp 12,5 lần mức độ mất an toàn).

Qua những vấn đề trên cho thấy, giải quyết mật độ dân số trong chính sách qui hoạch đô thị là vấn đề hết sức cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt trong mối liên quan tổng thể giữa chính sách dân số và chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Đây cũng là điều đã được khẳng định trong văn kiện Hội nghị dân số thế giới ICPD 1994 và tiếp tục được khẳng định trong văn kiện Hội nghị dân số thế giới ICPD + 20 (2014). Đây cũng là vấn đề chính sách dân số Việt Nam cần đặc biệt quan tâm trong giai đoạn tới khi định hướng chương trình quốc gia chuyển từ trọng tâm DS-KHHGĐ sang dân số và phát triển bền vững theo Kết luận 119-KL/TW của Ban Bí thư ngày 4.1.2016.

TS. Nguyễn Quốc Anh
TIN LIÊN QUAN

Hiến kế giảm ùn tắc giao thông

Nguyễn Sỹ Tâm |

Tôi cũng như bao người Việt khác luôn mong muốn đất nước mình phát triển để theo kịp các nước khác, dân mình bớt khổ. Khi thấy nạn kẹt xe ở các thành phố lớn tôi thấy rất bức xúc. Với quan sát của tôi, tôi thấy nguyên nhân kẹt xe đến từ các yếu tố sau:

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Hiến kế giảm ùn tắc giao thông

Nguyễn Sỹ Tâm |

Tôi cũng như bao người Việt khác luôn mong muốn đất nước mình phát triển để theo kịp các nước khác, dân mình bớt khổ. Khi thấy nạn kẹt xe ở các thành phố lớn tôi thấy rất bức xúc. Với quan sát của tôi, tôi thấy nguyên nhân kẹt xe đến từ các yếu tố sau: