Lý do kẻ gian thường dùng ứng dụng Telegram để lừa đảo

Mạnh Cường |

Hiện nay, rất nhiều chiêu trò lừa đảo của kẻ gian đều yêu cầu nạn nhân tải ứng dụng Telegram để trò chuyện, làm nhiệm vụ thả tim, đánh giá 5 sao, like và xem video... Đơn giản bởi ứng dụng Telegram có nhiều tính năng đặc biệt không có nhiều mạng xã hội có nhưng lại là “lỗ hổng” để kẻ gian lợi dụng.

Anh Hoàng Mạnh Hùng (30 tuổi) - một người dùng ứng dụng Telegram lâu năm ngụ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: Với Telegram, bạn có thể đổi tên nhiều lần mà không bị ứng dụng yêu cầu xác minh như Zalo (3 lần), Facebook (5 lần). Đồng thời, Telegram cho phép người gửi xóa được hết các tin nhắn trò chuyện của cả người nhận trong khi các ứng dụng khác chỉ xóa được ở phía người gửi.

Lợi dụng kẽ hở này, kẻ gian sẽ đổi tên nick Telegram thường xuyên đồng thời thay đổi cả ảnh đại diện để chat với nạn nhân. Với mỗi lần đổi tên và xóa tin nhắn như thế, người nhận (nạn nhân) dù đã từng nhắn tin với kẻ gian cũng không hay biết, cứ ngỡ đang nhắn tin với một người khác.

Anh Hùng minh họa tính năng xóa tin nhắn 2 chiều người gửi và người nhận trên ứng dụng Telegram. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Anh Hùng minh họa tính năng xóa tin nhắn 2 chiều người gửi và người nhận trên ứng dụng Telegram. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Với tính năng xóa dữ liệu 2 chiều, kẻ gian không phải lập nick mới, tốn thời gian. Đó là lý do vì sao mỗi lần muốn làm nhiệm vụ kiếm tiền, nạn nhân lại được kết nối với một người mới qua ứng dụng Telegram. Cứ sau mỗi lần lừa thành công hoặc kết thúc một phiên trò chuyện, kẻ gian lại đổi tên, ảnh đại diện khác để tiếp tục đi lừa rất khó xác định.

Bên cạnh đó, theo anh Hùng, trên một ứng dụng Telegram có thể chuyển đổi giữa các nick khác nhau dễ dàng chưa đến nửa giây. Trong khi các ứng dụng khác phải mất đến vài giây. Điều này giúp kẻ gian có thể tạo ra nhiều nick bằng nhiều số điện thoại rồi đóng vai nhiều người tiếp cận, cùng lừa đảo nạn nhân.

Chiêu bài của kẻ gian thường đóng giả người tư vấn công việc, kế toán trả lương, chuyên viên hướng dẫn công việc để cùng hỗ trợ khách hàng. Hoặc một người bất kỳ sau khi thấy nạn nhân vào nhóm, băn khoăn chưa nạp vốn sẽ tiếp cận để “khuyên nhủ” nhanh chóng chuyển tiền nạp vốn. Hầu hết các nhân vật đóng giả đều là của 1 người.

Anh Nguyễn Văn Quân (33 tuổi, Quận Long Biên, Hà Nội) - nhân viên IT, chuyên hỗ trợ các vấn đề liên quan đến internet, website cho hay - công ty anh dùng ứng dụng Telegram trao đổi công việc bởi không bị kiểm soát và khó bị lộ, rò rỉ thông tin.

Telegram là ứng dụng có nguồn gốc tại Nga, đặt máy chủ ở Nga dành cho khách hàng toàn cầu chứ không có trụ sở hay chi nhánh riêng tại Việt Nam. Vì thế, khi cơ quan chức năng muốn truy tìm các thông tin trên ứng dụng này là việc vô cùng khó khăn, mất nhiều thời gian.

Kẻ gian đã nhắm vào điều này để thực hiện các chiêu thức lừa đảo, khi xóa tin nhắn, dữ liệu cũng bị xóa hết. Ngoài ra, các tin nhắn trao đổi cũng được mã hóa đầu cuối trước khi gửi đến máy chủ của Telegram. Do vậy, gần như không ai có thể đọc được tin nhắn của người dùng khi nhắn tin qua ứng dụng.

Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe Vũ Thuỳ Trang cho biết - Telegram không phải ứng dụng lừa đảo, kẻ gian chỉ lợi dụng những tính năng đặc biệt có riêng trên ứng dụng Telegram để thực hiện hành vi trục lợi, lừa đảo.

Một số hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên Telegram hiện nay là tạo nhóm tạo kênh và tạo Bot để kiếm tiền; tạo nhóm, tạo kênh, tham gia group để kiếm tiền; Giả mạo nhà cung cấp dịch vụ - đây là phương thức lừa đảo khá phổ biến tuy nhiên vẫn nhiều người dùng mắc bẫy, đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo các nhà cung cấp dịch vụ và gửi tin nhắn cho người dùng.

"Hãy cảnh giác với những tin nhắn từ người lạ trên Telegram và cẩn trọng trước khi cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai" - bà Vũ Thuỳ Trang thông tin.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Bị đối tượng lừa đảo giả mạo, nhà giáo lo lắng ảnh hưởng uy tín cá nhân

LƯƠNG HẠNH |

Sau khi đọc được bài viết “bức xúc vì đối tượng tiếp tục giả mạo Báo Lao Động, kêu gọi ủy thác đầu tư”, cô giáo Văn Mai Hoa - giáo viên Trường THPT Lê Hữu Trác (Hà Tĩnh) bày tỏ lo lắng khi bị đối tượng giả mạo, hòng lừa đảo người dùng mạng xã hội Facebook.

Tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn làm phiền khách hàng

KHÁNH AN |

Dù gần 1 triệu sim rác đã bị thu hồi, song tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn tiếp diễn.

Giả danh công an lừa đảo chuyển tiền: Vẫn còn nhiều người mắc bẫy

Khánh Linh |

Giả danh công an, cơ quan chức năng gọi thông báo người dân vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển tiền. Dù thủ đoạn lừa đảo không mới, tuy nhiên vẫn rất nhiều người tin tưởng để rồi tiền mất, tật mang.

Đã bắt hết những đối tượng cầm đầu vụ tấn công trụ sở 2 UBND xã ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lực lượng Công an đã bắt tất cả những đối tượng cầm đầu trong vụ tấn công trụ sở UBND 2 xã trên địa bàn huyện Cư Kuin.

Xử nguyên Phó Chủ tịch TP Mỹ Tho cùng 7 bị cáo vụ Công ty Công trình đô thị

Thành Nhân |

Ngày 20.6, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm lần 2, vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho (sau đây gọi là Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho).

Dân kéo xe, ngang nhiên đổ phế thải, rác thải ngay dưới biển cấm ở Hà Nội

Ngọc Thuỳ - Thuỳ Dương |

Trên vỉa hè, sát mép đường, hoặc ngay dưới biểm cấm, thì rác thải vẫn xuất hiện và được người dân vô tư kéo xe đổ thẳng xuống các khu vực còn đất trống với mật độ dày đặc, trải dài quanh Dự án công viên văn hóa - vui chơi, giải trí - thể thao quận Hà Đông (Hà Nội).

Được đóng bảo hiểm xã hội vẫn lo không có lương hưu

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đi làm ở các doanh nghiệp dù có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng không ít người lao động cho biết họ vẫn không hy vọng hết tuổi lao động sẽ có lương hưu bởi nhiều lí do.

Kịp thời cứu 5 người trong vụ cháy ở quận Hà Đông

KHÁNH AN |

Hà Nội - Hồi 3h58 sáng nay (ngày 20.6), nhận tin báo về vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà địa chỉ số 21 ngõ 249 đường Chiến Thắng (phường Văn Quán), lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hà Đông lập tức xuất 1 xe chỉ huy, 2 xe chữa cháy đến hiện trường.

Bị đối tượng lừa đảo giả mạo, nhà giáo lo lắng ảnh hưởng uy tín cá nhân

LƯƠNG HẠNH |

Sau khi đọc được bài viết “bức xúc vì đối tượng tiếp tục giả mạo Báo Lao Động, kêu gọi ủy thác đầu tư”, cô giáo Văn Mai Hoa - giáo viên Trường THPT Lê Hữu Trác (Hà Tĩnh) bày tỏ lo lắng khi bị đối tượng giả mạo, hòng lừa đảo người dùng mạng xã hội Facebook.

Tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn làm phiền khách hàng

KHÁNH AN |

Dù gần 1 triệu sim rác đã bị thu hồi, song tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn tiếp diễn.

Giả danh công an lừa đảo chuyển tiền: Vẫn còn nhiều người mắc bẫy

Khánh Linh |

Giả danh công an, cơ quan chức năng gọi thông báo người dân vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển tiền. Dù thủ đoạn lừa đảo không mới, tuy nhiên vẫn rất nhiều người tin tưởng để rồi tiền mất, tật mang.