Lương hơn 6 triệu đồng/tháng, rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Từ  tháng 4.2016 đến tháng 10.2021, tôi tham gia bảo hiểm xã hội với mức tiền lương tháng là 6.300.000 đồng. Sau đó, tôi nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy tôi rút bảo hiểm xã hội thì được bao nhiêu tiền?
 
Tham gia bảo hiểm 5 năm 7 tháng với mức lương 6,3 triệu đồng/tháng, người lao động sẽ được nhận số tiền 83.148.720 đồng. Ảnh minh hoạ: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2023

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2022 được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Cụ thể, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014).

(Mbqtl là mức bình quân tiền lương).

Trong đó:

- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 1 - 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 - 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/2014 trở đi.

- Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mbqtl = (Số tháng đóng bảo hiểm xã hội x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Từ tháng 4.2016 đến tháng 10.2021 bạn đọc tham gia bảo hiểm xã hội với mức tiền lương tháng là 6.300.000 đồng. Cách tính được thể hiện như sau:

1. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn đọc là: 5 năm 7 tháng.

Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi: 5 năm 7 tháng.

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:

2.1. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của các giai đoạn tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

- Giai đoạn đóng từ tháng 4.2016 đến tháng 12.2016: Thời gian 9 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 6.300.000 đồng.

6.300.000 x 1.19 x 9 = 67.473.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2017 đến tháng 12.2017: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 6.300.000 đồng.

6.300.000 x 1.15 x 12 = 86.940.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2018 đến tháng 12.2018: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 6.300.000 đồng.

6.300.000 x 1.11 x 12 = 83.916.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2019 đến tháng 12.2019: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 6.300.000 đồng.

6.300.000 x 1.08 x 12 = 81.648.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2020 đến tháng 12.2020: Thời gian 12 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 6.300.000 đồng.

6.300.000 x 1.05 x 12 = 79.380.000 đồng.

- Giai đoạn đóng từ tháng 1.2021 đến tháng 1.2021: Thời gian 10 tháng - mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội: 6.300.000 đồng.

6.300.000 x 1.03 x 10 = 64.890.000 đồng.

- Tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội = 67.473.000 + 86.940.000 + 83.916.000 + 81.648.000 + 79.380.000 + 64.890.000 = 464.247.000 đồng.

2.2. Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội = Tổng tiền / tổng số tháng = 6.929.060 đồng.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 2014 trở đi:

6.929.060 x 6 năm x 2 = 83.148.720 đồng.

Như vậy, tổng tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được nhận = 83.148.720 đồng.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Lừa đảo khoá thuê bao, báo tin "con bị tai nạn”, cách nào để kiểm chứng?

Nhóm PV |

Lừa đảo qua điện thoại là một trong các phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay khiến không ít người mắc bẫy. Gần đây nhất là lừa đảo liên quan đến gọi điện thoại báo tin "con bị tai nạn”, hoặc cuộc gọi đe doạ SIM sẽ bị khoá. Vậy làm thế nào để ngăn chặn và phòng tránh cuộc gọi lừa đảo?

Bản tin công đoàn: Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Mất việc, công nhân ở TPHCM bươn chải đủ nghề để kiếm sống; Công ty Haprosimex đã bị khởi kiện ra toà vì nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội một lần...

Về lâu dài, nên để người lao động rút 50% bảo hiểm xã hội 1 lần

Minh Hương |

Bàn về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, trao đổi với PV Lao Động ngày 15.3, TS Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội) cho rằng - về mặt lâu dài, nên áp dụng phương án chỉ được rút 50% bảo hiểm xã hội 1 lần theo lộ trình.

Khu đô thị Tropical City của FLC ở Hạ Long bị đề nghị thu hồi một phần

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Do nợ các khoản thuế khoảng 97 tỉ đồng, UBND TP.Hạ Long đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét thu hồi một phần diện tích Khu đô thị Tropical City Hạ Long của FLC tại phường Hà Khánh, TP.Hạ Long. Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đang rà soát tình hình thực hiện dự án này để tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh.

Vựa lúa gạo Châu Á bị đe dọa vì cạn kiệt nước ngầm

Thanh Hà |

Vựa lúa gạo của thế giới có thể có thể gặp nguy hiểm nếu các biện pháp canh tác bền vững hơn không được áp dụng do khai thác nước ngầm quá mức và biến đổi khí hậu khiến các phương pháp canh tác lâu đời trên khắp châu Á bị đe dọa.

Áp thuế đặc biệt đồ uống có đường: Không nên coi đường là "tội phạm"

THÙY TRANG |

Với lý do đồ uống có đường làm gia tăng tình trạng trẻ thừa cân, béo phì nên Bộ Tài chính đề xuất sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng cần có định nghĩa rõ ràng và không cào bằng. Bởi đa phần các thực phẩm đều có đường và chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn nào về loại “đồ uống có đường”.

Cán bộ không được tổ chức tiệc cưới, tân gia xa hoa lãng phí hoặc vụ lợi

VƯƠNG TRẦN |

Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức không tổ chức tiệc cưới, ăn hỏi, đám ma, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các công việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

Cháy lớn tại Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đang điều động xe cứu hỏa đến hiện trường để chữa đám cháy lớn ở Công ty Cổ phần One One miền Trung.

Lừa đảo khoá thuê bao, báo tin "con bị tai nạn”, cách nào để kiểm chứng?

Nhóm PV |

Lừa đảo qua điện thoại là một trong các phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay khiến không ít người mắc bẫy. Gần đây nhất là lừa đảo liên quan đến gọi điện thoại báo tin "con bị tai nạn”, hoặc cuộc gọi đe doạ SIM sẽ bị khoá. Vậy làm thế nào để ngăn chặn và phòng tránh cuộc gọi lừa đảo?

Bản tin công đoàn: Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Mất việc, công nhân ở TPHCM bươn chải đủ nghề để kiếm sống; Công ty Haprosimex đã bị khởi kiện ra toà vì nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; Lựa chọn của công nhân khi phải rút bảo hiểm xã hội một lần...

Về lâu dài, nên để người lao động rút 50% bảo hiểm xã hội 1 lần

Minh Hương |

Bàn về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, trao đổi với PV Lao Động ngày 15.3, TS Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội) cho rằng - về mặt lâu dài, nên áp dụng phương án chỉ được rút 50% bảo hiểm xã hội 1 lần theo lộ trình.