Lương hơn 5 triệu đồng, giới trẻ chi gần 1 triệu đồng để uống trà sữa

Phương Minh |

Tiền lương cơ bản chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng nhưng không ít bạn trẻ chịu chi gần 1 triệu đồng cho trà sữa. Vì sao vậy?

Đều đặn 1 tuần 3 lần, chị Nguyễn Thị Thu Hạnh (26 tuổi, Hà Nội) lại order trà sữa. Chị Hạnh cho biết, 1 ly trà sữa truyền thống, thêm topping trân châu, size L sẽ có giá 75.000 đồng. Tổng cộng, một tuần, chị Hạnh chi khoảng 225.000 đồng cho tiền trà sữa, 1 tháng khoảng 900.000 đồng.

 
Trà sữa là thức uống không chỉ được giới trẻ ưa chuộng mà trẻ em cũng rất thích. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

"Chúng tôi uống trà sữa đều có "đồng bọn", hôm được mời, hôm tôi mời lại. Trung bình 1 tháng chi hết gần 1 triệu đồng tiền trà sữa" - chị Hạnh nói.

Làm nhân viên sale, lương cứng của chị Hạnh 5,3 triệu đồng/tháng, nếu bán được sản phẩm thì có thêm hoa hồng 3-4 triệu đồng mỗi tháng. Đối với chị Hạnh, uống trà sữa đơn giản là sở thích, dù số tiền để mua loại thức uống này không hề rẻ song vì nó "gây nghiện" nên chị Hạnh quyết tâm chịu chi.

Theo cô gái trẻ, việc uống một cốc trà sữa đắt tiền giống như tự thưởng cho bản thân, có thêm năng lượng để tiếp tục công việc; nếu đã quen uống những dòng sản phẩm cao cấp thì rất khó chuyển xuống loại bình dân.

Tự nhận mình là người "nghiện" trà sữa, chị Hạnh cho hay, để có thể trang trải chi tiêu khác, chị hạn chế các nhu cầu như mua sắm, tụ tập.

Trước đây khi còn là sinh viên, chị Phạm Thị Ngọc Bích (27 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã là "dân trà sữa". Mỗi tháng, chị Bích được bố mẹ chu cấp 1 triệu đồng để chi tiêu, để có thể thỏa mãn sở thích, chị Bích xin đi làm thêm tại cửa hàng bán quần áo.

 
Uống trà sữa trong lúc làm việc với nhiều người trẻ như được nạp thêm năng lượng. Ảnh: Phương Minh.

Mỗi giờ làm thêm, cô sinh viên được trả 16.000 đồng/h, thu nhập hằng tháng hơn 2 triệu đồng. "Thời điểm đó, một tuần tôi chỉ dám mua 2 lần trà sữa, trung bình mỗi cốc giá 55.000 đồng, một tháng tiêu hết gần 500.000 đồng cho món đồ này" - chị Bích nói.

Đến thời điểm hiện tại, khi đã ra trường và làm nhân viên văn phòng, lương ở mức 5,5 triệu đồng/tháng, tính thêm phụ cấp 1,3 triệu đồng/tháng, chị Bích vẫn dành ra gần 700.000 đồng cho tiền trà sữa.

Chia sẻ về việc thu nhập ở mức không cao nhưng lại chi 55.000 - 70.000 đồng cho một ly trà sữa, chị Bích cho hay, uống trà sữa như một thói quen khó bỏ. "Nhất là những lúc căng thẳng, mệt mỏi, trà sữa giúp tôi tăng "mood", cái gì đã nghiện thì rất khó bỏ" - chị Bích nói.

Theo tìm hiểu, mức giá trung bình phổ biến của một ly trà sữa từ 40.000 - 56.000 đồng ở nhiều hãng như Ding Tea, Feeling Tea, Tocotoco, Bobapop...

Ở dòng đắt tiền hơn có Phê la, Gong Cha, Phúc Long, Koi Thé,... giá trung bình mỗi cốc từ 55.000 - 80.000 đồng (tuỳ thuộc vào size và topping).

Người Việt chi khoảng 8.400 tỉ đồng để uống trà sữa trong một năm

Tờ Straits Times của Singapore hồi tháng 8.2022 công bố, ngành trà sữa trân châu của Indonesia đứng đầu về quy mô thị trường trong số tất cả các quốc gia Đông Nam Á, với doanh thu hằng năm lên tới 1,6 tỉ USD (khoảng 37.400 tỉ đồng).

Đứng thứ 2 là Thái Lan với 749 triệu USD (17.500 tỉ đồng) thu về từ hơn 31.000 cửa hàng trà sữa và các kênh bán lẻ khác. Còn ở Việt Nam, theo thống kê, người Việt chi khoảng 362 triệu USD (tương đương khoảng 8.400 tỉ đồng) để uống trà sữa trong một năm.

Phương Minh
TIN LIÊN QUAN

Cách trữ tiền mới mệnh giá nhỏ từ đầu năm để đi chùa

Thanh Loan |

Với đại đa số người dân, thường tới dịp cận Tết mới tất tưởi lo đổi tiền mới mệnh giá nhỏ dùng lì xì, đi lễ chùa đầu năm. Thế nhưng, với riêng tôi, từ khoảng gần chục năm nay, đã có kế hoạch tích trữ, để dành tiền mới mệnh giá nhỏ mà không phải tới tận cuối năm mới… lo!

Cần bỏ thói quen “rải tiền lẻ” khi đi lễ

Bạn đọc Nguyễn Hải |

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không hoặc hạn chế đưa ra lưu thông tiền mới mệnh giá nhỏ trong dịp Tết. Việc mỗi người đi lễ đền, chùa phải đổi tiền lẻ đã bị hao hụt về kinh tế khi thường phải đổi ở chợ đen với phí đổi chiết khấu từ 15-30%, thậm chí lên tới 40%, tùy từng loại tiền.

Google Doodle hôm nay tôn vinh trà sữa

Ngọc Vân |

Google Doodle ngày 29.1 tôn vinh món trà sữa trân châu nổi tiếng thế giới, còn được gọi là trà trân châu.

Cafe chiều thứ 7: Đừng biến họp lớp thành nơi khoe mẽ, tán tỉnh

Nhóm PV |

Họp lớp vốn là những buổi gặp gỡ bạn bè sau những năm tháng xa cách, thế nhưng thời gian gần đây người ta thường nhắc tới "góc khuất" của những buổi họp lớp. Có người ám ảnh vì những người bạn thích khoe khoang, cũng có người sợ khi vợ hoặc chồng đi họp lớp vì dễ dẫn đến ngoại tình. Chương trình "Cafe chiều thứ 7" tuần này sẽ là những chia sẻ thú vị của chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn về vấn đề thú vị này.

Sau tố cáo, rà soát lại hàng trăm triệu đồng tiền chi bồi dưỡng học sinh giỏi

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Sau khi có đơn thư tố cáo, Phòng GDĐT quận Tân Bình (TPHCM) bị yêu cầu rà soát tiền chi bồi dưỡng học sinh giỏi để nộp lại ngân sách.

Nhà dân sắp thành nơi chứa nước, hứng bụi khi nền QL19 cao gần tới nóc

Hoài Luân |

Từ khi nâng cấp, sửa chữa tuyến QL19, nhà của hàng chục hộ dân tại huyện Tây Sơn (Bình Định) sắp trở thành nơi chứa nước, hứng bụi khi mặt đường cao hơn nền nhà tới 3-4m.

Thí sinh lúng túng chọn kỳ thi riêng xét tuyển đại học năm 2023

Tường Vân |

Từ tháng 3.2023, nhiều đơn vị bắt đầu tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển đại học. Dù vậy đến thời điểm này, nhiều thí sinh vẫn tỏ ra bối rối trong việc lựa chọn các kỳ thi.

Năm 2023 là đỉnh đáo hạn trái phiếu bất động sản

Thanh Thư |

Mặc dù các hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn diễn ra khá sôi động trong khoảng thời gian cuối năm 2022, tuy nhiên áp lực từ trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn nói chung và trái phiếu doanh nghiệp địa ốc nói riêng vẫn được đánh giá là khá lớn trong năm 2023.

Cách trữ tiền mới mệnh giá nhỏ từ đầu năm để đi chùa

Thanh Loan |

Với đại đa số người dân, thường tới dịp cận Tết mới tất tưởi lo đổi tiền mới mệnh giá nhỏ dùng lì xì, đi lễ chùa đầu năm. Thế nhưng, với riêng tôi, từ khoảng gần chục năm nay, đã có kế hoạch tích trữ, để dành tiền mới mệnh giá nhỏ mà không phải tới tận cuối năm mới… lo!

Cần bỏ thói quen “rải tiền lẻ” khi đi lễ

Bạn đọc Nguyễn Hải |

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không hoặc hạn chế đưa ra lưu thông tiền mới mệnh giá nhỏ trong dịp Tết. Việc mỗi người đi lễ đền, chùa phải đổi tiền lẻ đã bị hao hụt về kinh tế khi thường phải đổi ở chợ đen với phí đổi chiết khấu từ 15-30%, thậm chí lên tới 40%, tùy từng loại tiền.

Google Doodle hôm nay tôn vinh trà sữa

Ngọc Vân |

Google Doodle ngày 29.1 tôn vinh món trà sữa trân châu nổi tiếng thế giới, còn được gọi là trà trân châu.