“Lùa gà”, “phím hàng”… và những chiêu thức lừa đảo dịp áp Tết lại rộ lên

Thế Lâm |

Những chiêu thức lừa đảo này đến hẹn lại lên, song cũng cho thấy dịp áp Tết cũng chính là cơ hội để không ít đối tượng “nắm thóp” tâm lý những người mong muốn kiếm tiền nhanh và nhiều để tiêu Tết có thể dẫn đến chủ quan, sơ hở…

Điển hình mới nhất là sàn đầu tư tài chính Binption.org đã bị Công an TPHCM triệt phá. Chiêu thức của các đối tượng lừa đảo là mở sàn, rồi tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm giới thiệu cơ hội đầu tư, và mời gọi nhà đầu tư ở nhiều tỉnh thành với những ngôn từ rất kêu, như bảo đảm đầu tư hợp pháp, cam kết lợi nhuận mỗi tuần 8-9%...

Trên thực tế, chiêu thức này được gọi là "lùa gà để bắt cả đàn", không hề mới mà là “bổn cũ soạn lại”, đã được rất nhiều sàn giao dịch và dự án tiền ảo sử dụng trong những năm qua. Tuy nhiên “mật ngọt chết ruồi”, bằng cách khoa trương và lấy tiền vốn của người sau trả lãi cao cho người trước, chúng đã câu kéo, thuyết phục được không ít người.

Đến khi cảm thấy lưới đã “nặng tay”, các đối tượng lừa đảo “cất lưới” bằng cách đóng sàn, tự đánh sập sàn, hay phao tin sàn bị cơ quan chức năng “sờ gáy”… để có cớ tẩu tán và lặn mất tăm.

Một chiêu thức khác được anh D.C hoạt động trong lĩnh vực game blockchain đang rộ lên tại Việt Nam cảnh báo, đó là rất nhiều dự án game NFT nhỏ và cũng vàng thau lẫn lộn mời gọi nhà đầu tư. Song nếu nhà đầu tư không tìm hiểu kỹ và gạn đục khơi trong, có thể “vớ” phải những game “bong bóng xì hơi” chuốc lấy thiệt hại. Vì dự án game không tới đâu, mã tiện ích (tiền ảo) phát hành kèm theo cũng chẳng lưu thông được và gần như không có giao dịch.

Trong lĩnh vực chứng khoán, tình trạng “phím hàng”, lôi kéo nhà đầu tư từ các hội, nhóm trên Zalo, Facebook, Telegram… mới đây đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cảnh báo có thể đưa nhà đầu tư vào guồng của đối tượng với động cơ xúi giục và thao túng giá cổ phiếu.

Công ty chứng khoán ngân hàng BIDV (BSC) đang phát đi thông tin, thời gian gần đây trên mạng xã hội Zalo xuất hiện các đối tượng mạo danh sử dụng trái phép logo, thương hiệu của BSC nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Các đối tượng dùng thủ đoạn chung là mạo danh nhân viên BSC hoặc đối tác hợp tác với BSC để nhắn tin/kết bạn với người bị hại thông qua Zalo, sau đó mời chào, lôi kéo người chơi nộp tiền và tham gia các nhiệm vụ được đưa ra trên ứng dụng để nhận lại hoa hồng ở mức cao được hứa hẹn từ 60%-200%.

Sau khi chiếm đoạt được số tiền lớn hoặc bị nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, đối tượng sẽ chặn kết bạn hoặc xóa người dùng ra khỏi ứng dụng. Đặc biệt, đối tượng còn yêu cầu người bị hại trực tiếp đến trụ sở của BSC để khiếu nại.

Đến hẹn lại lên các chiêu trò lừa đảo, cũng đến hẹn lại lên Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phát đi cảnh báo về tình trạng đối tượng lừa đảo nhắn tin mạo danh ngân hàng để lừa người dùng truy cập vào website giả mạo nhằm đánh cắp thông tin tài khoản, từ đó lấy sạch tiền trong tài khoản ngân hàng của khổ chủ.

Chiêu thức này từng rộ lên trong tháng 12.2020 và cao trào vào tháng 1.2021 kéo dài rải rác tới tháng 2.2021 mới tạm chấm dứt. Tuy nhiên, sắp đến mùa Tết 2022 loại tin nhắn lừa đảo này lại bắt đầu rộ lên.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: Từ “phím hàng”, "room VIP" đến xúi giục, thao túng giá

Thế Lâm |

Tình trạng “phím hàng” đã được đề cập trong nhiều bài viết trên báo Lao Động, cụ thể như đưa thông tin nhiễu, thông tin thiếu căn cứ, tung ra danh mục đầu tư theo ý đồ, mục đích riêng… Ngày 28.12, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phát đi thông tin cảnh báo về tình trạng này.

Bùng phát tin nhắn lừa đảo bán hàng hiệu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Liên tục các tin nhắn có nội dung lừa đảo, mạo danh thương hiệu được gửi ồ ạt tới người dân trong thời gian gần đây. Tình trạng ngày càng gia tăng, phức tạp hơn trong bối cảnh các hoạt động trực tuyến được đẩy mạnh giữa dịch COVID-19. Chuyên gia bảo mật nhấn mạnh, người dân nên thận trọng khi nhận được tin nhắn nêu trên, đặc biệt khi chúng đính kèm các liên kết (link) nặc danh, không rõ ràng.

Tin nhắn lừa đảo “đu trend” đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng

Thế Lâm |

Trong khoảng một tuần trở lại đây, tin nhắn lừa đảo lại bùng phát và được phát tán tới người dùng. Theo chuyên gia bảo mật Võ Đỗ Thắng, chiêu thức lừa đảo của những tin nhắn này không mới, chỉ là kịch bản khác đi.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Chứng khoán: Từ “phím hàng”, "room VIP" đến xúi giục, thao túng giá

Thế Lâm |

Tình trạng “phím hàng” đã được đề cập trong nhiều bài viết trên báo Lao Động, cụ thể như đưa thông tin nhiễu, thông tin thiếu căn cứ, tung ra danh mục đầu tư theo ý đồ, mục đích riêng… Ngày 28.12, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phát đi thông tin cảnh báo về tình trạng này.

Bùng phát tin nhắn lừa đảo bán hàng hiệu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Liên tục các tin nhắn có nội dung lừa đảo, mạo danh thương hiệu được gửi ồ ạt tới người dân trong thời gian gần đây. Tình trạng ngày càng gia tăng, phức tạp hơn trong bối cảnh các hoạt động trực tuyến được đẩy mạnh giữa dịch COVID-19. Chuyên gia bảo mật nhấn mạnh, người dân nên thận trọng khi nhận được tin nhắn nêu trên, đặc biệt khi chúng đính kèm các liên kết (link) nặc danh, không rõ ràng.

Tin nhắn lừa đảo “đu trend” đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng

Thế Lâm |

Trong khoảng một tuần trở lại đây, tin nhắn lừa đảo lại bùng phát và được phát tán tới người dùng. Theo chuyên gia bảo mật Võ Đỗ Thắng, chiêu thức lừa đảo của những tin nhắn này không mới, chỉ là kịch bản khác đi.