Lừa đảo cắt mác quần áo: Cảnh giác để không mất tiền oan

Mạnh Cường |

Có nhiều thời gian rảnh nên chị Nguyễn Thùy Linh (26 tuổi, quận Long Biên, Hà Nội) đã nhận cắt mác quần áo tại nhà để kiếm thêm thu nhập. Tưởng rằng tìm được công việc nhàn hạ lại có thu nhập tốt, nhưng không ngờ, bản thân lại rơi vào cạm bẫy của kẻ lừa đảo.

Lướt mạng xã hội, vô tình thấy quảng cáo cắt mác tại nhà thu nhập hấp dẫn nên chị Linh đã nhắn tin hỏi công việc. Khi nhắn tin, chị được hướng dẫn thực hiện công việc khá đơn giản, làm trong 2 tuần sẽ kiếm hơn 3,5 triệu đồng, tuy nhiên phải yêu cầu cọc tiền trước.

Ban đầu, chị Linh do dự không muốn cọc tiền nhưng kẻ gian đã đưa ra rất nhiều lý lẽ thuyết phục.

Công việc cắt mác tại nhà với thu nhập hấp dẫn khiến chị Linh và nhiều người dính bẫy kẻ gian. Ảnh: NVCC.
Công việc cắt mác tại nhà với thu nhập hấp dẫn khiến chị Linh và nhiều người dính bẫy kẻ gian. Ảnh: NVCC.

“Họ nói khi nào nhận được mác để cắt mới đưa tiền cọc cho nhân viên bưu điện. Họ còn gửi kèm một bản hợp đồng với đầy đủ thông tin người thuê, xưởng và khẳng định làm xong sẽ có người đến thu, được trả tiền ngay lập tức, khiến tôi rất tin tưởng và đồng ý” - chị Linh kể lại.

Sau khi nhận được cuộn mác và video hướng dẫn cắt, chị Linh đã hỏi rõ làm trong thời gian bao lâu thì kẻ gian nói khoảng 2 tuần. Thấy công việc cũng đơn giản và thu nhập tốt nên chị Linh đã không ngần ngại chuyển 460.000 đồng dù chưa từng gặp mặt hay đến trực tiếp xưởng của người thuê để kiểm chứng.

Chờ đợi cả tuần không thấy có người xuống thu hàng về, lúc này chị Linh mới biết bản thân đã bị lừa. “Họ cứ bảo tôi chờ nhân viên xuống lấy hàng và thanh toán, đến hôm nay là ngày thứ 7 tôi nhắn tin thì người đó không trả lời. Số điện thoại gọi không bao giờ nghe, có lúc thì thuê bao...” - chị Linh chia sẻ.

Sau khi biết mình bị lừa, chị Linh đã lấy hợp đồng ra ngồi xem lại. Càng xem chị càng trách bản thân không tỉnh táo, mù quáng với mức thu nhập hấp dẫn trước mắt. Bởi bản hợp đồng không có chữ ký người thuê, địa chỉ không tồn tại và sai chính tả rất nhiều.

“Cũng may là mất ít tiền nhưng chiêu trò này rất phổ biến trên internet nên không ít người sẽ mắc bẫy. Thậm chí, chúng còn lập ra các hội nhóm, fanpage chạy quảng cáo để tìm kiếm người dễ bị lừa. Nên thận trọng, nếu không quen, không biết rõ mặt, địa chỉ thì đừng bao giờ cọc tiền trước” - chị Linh khuyên nhủ.

Bản hợp đồng sơ sài, nhàu nát và sản phẩm mác trị giá 460.000 đồng chị Linh nhận được từ kẻ gian. Ảnh: NVCC.
Bản hợp đồng sơ sài, nhàu nát và sản phẩm mác trị giá 460.000 đồng chị Linh nhận được từ kẻ gian. Ảnh: NVCC.

Anh Nguyễn Văn Quỳnh (32 tuổi), chủ một xưởng may tư nhân tại Nam Định với gần 30 lao động khẳng định không xưởng may nào thuê người khác làm việc tại nhà những công việc đơn giản như vậy.

“Cắt mác hay cắt chỉ thừa làm rất đơn giản, các công nhân sẽ thực hiện luôn khi may quần áo, 1.000 cái mác khoảng 2 - 3 tiếng là xong, sao phải thuê bên ngoài. Thuê khắp toàn quốc, bắt đặt cọc tiền, chuyển khoản trước chắc chắn là lừa đảo” - anh Quỳnh cho biết.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Xuất hiện hiện tượng mạo danh cơ quan thuế để lừa đảo ở Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

Ngày 24.7 Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện hiện tượng mạo danh, lợi dụng danh nghĩa công chức ngành thuế, cơ quan thuế để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người nộp thuế.

Tỉnh táo tránh khỏi 24 hình thức lừa đảo cũ - mới

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều hình thức lừa đảo cũ - mới bủa vây người dân. Nhận biết những hình thức lừa đảo, các chiêu dẫn dụ của tội phạm công nghệ cao, người dân sẽ tránh khỏi những tổn thất, thiệt hại không đáng có.

Người phụ nữ 59 tuổi bị tội phạm lừa đảo dụ dỗ chiếm đoạt tiền tỉ

Phan Tuấn |

Do "mê" nhận quà qua trên mạng xã hội, một người phụ nữ ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã bị các đối tượng lừa đảo dụ dỗ chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỉ đồng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Xuất hiện hiện tượng mạo danh cơ quan thuế để lừa đảo ở Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

Ngày 24.7 Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện hiện tượng mạo danh, lợi dụng danh nghĩa công chức ngành thuế, cơ quan thuế để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người nộp thuế.

Tỉnh táo tránh khỏi 24 hình thức lừa đảo cũ - mới

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều hình thức lừa đảo cũ - mới bủa vây người dân. Nhận biết những hình thức lừa đảo, các chiêu dẫn dụ của tội phạm công nghệ cao, người dân sẽ tránh khỏi những tổn thất, thiệt hại không đáng có.

Người phụ nữ 59 tuổi bị tội phạm lừa đảo dụ dỗ chiếm đoạt tiền tỉ

Phan Tuấn |

Do "mê" nhận quà qua trên mạng xã hội, một người phụ nữ ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã bị các đối tượng lừa đảo dụ dỗ chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỉ đồng.