Lũ nhấn chìm miền Trung, nhưng sẽ không ai chịu trách nhiệm ngoài ông trời

Thanh Hải |

Cả lãnh đạo các nhà máy thủy điện bậc thang trên dòng sông Ba lẫn lãnh đạo các tỉnh Gia Lai, Phú Yên đều bất đồng quan điểm về nguyên nhân lũ chồng lũ, nhấn chìm Nam Trung Bộ. Tranh cãi trái chiều đang gay gắt, chưa hồi kết...

Đợt mưa lũ kéo dài từ tối 28.11- 1.12, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Nhất là Phú Yên, lũ đã vượt đỉnh lịch sử (1993), làm ba người chết, sáu người mất tích, hơn 50.000 căn nhà bị ngập, hơn 18.500 người khác phải sơ tán...

Lãnh đạo Phú Yên cho rằng, một trong những nguyên nhân lũ lụt đỉnh điểm là do các thủy điện ở Tây Nguyên đồng loạt xả lũ, gây áp lực cho thủy điện hạ lưu sông Ba. Nhưng lãnh đạo các sở ngành ở Gia Lai thì phủ nhận.

Trước các tranh cãi về trách nhiệm của địa phương nào xả lũ gây ngập lụt hạ lưu, Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai Phạm Văn Binh đang kiến nghị Bộ Công Thương xem lại quy trình vận hành liên hồ chứa giữa các tỉnh...

Cuộc tranh cãi mới khởi xướng, nhưng chắc chắn sẽ khó có hồi kết, và sẽ khó buộc trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, đơn vị, địa phương nào. Bởi, xung đột lợi ích và hậu quả gây chồng lũ ở các hồ thủy điện ở miền Trung đã từng xảy ra nhiều lần. Tranh cãi, thậm chí khiếu kiện kéo dài giữa các địa phương, hồ thủy điện trên hệ thống sông Ba, sông Vu Gia, Thu Bồn, giữa Phú Yên, Gia Lai, giữa Đà Nẵng, Quảng Nam từ nhiều năm trước, đến nay vẫn không có kết quả.

Nhưng có những thực tế rất rõ là việc quản lý nguồn tài nguyên nước đang bất cập. Nước trên sông là do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Nhưng chặn dòng, làm hồ thủy lợi thì thuộc quyền quản lý của Bộ NN&PTNT. Khi làm hồ thủy điện thì do Bộ Công Thương quản lý. Tùy theo công suất, quy mô hồ chứa, còn giao cho từng địa phương phụ trách...

Thế nhưng khi cạn kiệt hoặc lũ trên các dòng sông này thì không thấy ai đứng lên chịu trách nhiệm.

Làm thủy điện, tất nhiên là phá rừng. Rừng bị triệt hạ cả trăm, thậm chí cả ngàn héc ta. Rừng bị phá từ trên thượng nguồn, trong lòng hồ lẫn dưới thân đập. Không có rừng để giữ nước, lũ khốc liệt hơn là đương nhiên.

Chưa kể, các hồ thủy điện miền Trung và Tây Nguyên đều xây dựng bậc thang, nhiều tầng trên 1 dòng sông, nhưng không hồ nào có cửa, van xả đáy (khác với các thủy điện ở miền Bắc). Đây là lý do mùa hạn thì hạ du bị khô kiệt, thâm nhập mặn. Mùa đông thì cũng không thể hạ mực nước để chừa dung tích đón lũ, mà phải đợi nước dâng đến ngưỡng tràn thì mới đồng loạt xả được hồ. Vì vậy, khi mưa dồn dập, cực đoan, thì tất cả các hồ đều buộc phải xả hết lưu lượng nước về. Thậm chí có thời điểm lượng xả còn lớn hơn, để phòng tránh vỡ đập. Nhất là các thủy điện ở tầng thấp nhất, hạ nguồn như thủy điện Sông Ba Hạ ở Phú Yên.

Xả lũ qua tràn ở cao trình cao hơn lòng sông hàng trăm mét, sẽ tạo ra cường độ dòng chảy mạnh bội lần so với tự nhiên. Trong cùng thời điểm mưa lớn cực đoan, lũ đang lên trên các sông, thì miền xuôi sẽ gánh lũ chồng lũ. Nhưng điều đáng buồn là sẽ không có ai chịu trách nhiệm, chỉ có mất mát của người dân là hiện hữu.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Thiệt hại trong lũ lụt miền Trung do thiên tai hay “nhân tai”?

Hữu Long - Diễm Phúc |

Tại Khánh Hòa, Bình Định trong những ngày qua mưa lớn cộng với việc xả nước ở các hồ chứa làm lũ lên nhà, đường sá sạt lở đe dọa đến cuộc sống của người dân. Trong khi đó, loạt nhà máy thủy điện trên Tây Nguyên xả lũ dồn dập xuống sông Ba gây áp lực lớn đến thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện bậc cuối trên sông Ba. Hậu quả là người dân vùng hạ lưu Phú Yên đối mặt tình cảnh nhà cửa chìm trong biển nước, tài sản mất trắng.

Lũ lụt tại miền Trung khiến 13 người thiệt mạng, 4 người mất tích

Vũ Long |

Lũ lụt tại miền Trung trong mấy ngày qua đã khiến 13 người bị thiệt mạng, 4 người bị mất tích, nhiều tài sản, công trình bị thiệt hại do ngập lụt.

Khắc phục ngay hư hỏng hạ tầng do mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện yêu cầu các đơn vị khắc phục kịp thời hư hỏng hạ tầng giao thông do mưa lũ gây ra ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Phú Yên lũ vượt đỉnh lịch sử, Khánh Hòa chìm trong biển nước, vì đâu?

Hữu Long |

Thủy điện trên Tây Nguyên đồng loạt xả lũ dồn dập xuống sông Ba gây áp lực lớn đến thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện bậc cuối trên sông Ba. Hậu quả là người dân vùng hạ lưu Phú Yên đối mặt tình cảnh nhà cửa chìm trong biển nước, tài sản mất trắng. Trong khi đó, tại Khánh Hòa mưa lớn cộng với việc xả nước ở các hồ chứa làm lũ trên sông Cái và sông Dinh lên nhanh, hàng trăm người dân phải đi sơ tán...

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Thiệt hại trong lũ lụt miền Trung do thiên tai hay “nhân tai”?

Hữu Long - Diễm Phúc |

Tại Khánh Hòa, Bình Định trong những ngày qua mưa lớn cộng với việc xả nước ở các hồ chứa làm lũ lên nhà, đường sá sạt lở đe dọa đến cuộc sống của người dân. Trong khi đó, loạt nhà máy thủy điện trên Tây Nguyên xả lũ dồn dập xuống sông Ba gây áp lực lớn đến thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện bậc cuối trên sông Ba. Hậu quả là người dân vùng hạ lưu Phú Yên đối mặt tình cảnh nhà cửa chìm trong biển nước, tài sản mất trắng.

Lũ lụt tại miền Trung khiến 13 người thiệt mạng, 4 người mất tích

Vũ Long |

Lũ lụt tại miền Trung trong mấy ngày qua đã khiến 13 người bị thiệt mạng, 4 người bị mất tích, nhiều tài sản, công trình bị thiệt hại do ngập lụt.

Khắc phục ngay hư hỏng hạ tầng do mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công điện yêu cầu các đơn vị khắc phục kịp thời hư hỏng hạ tầng giao thông do mưa lũ gây ra ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Phú Yên lũ vượt đỉnh lịch sử, Khánh Hòa chìm trong biển nước, vì đâu?

Hữu Long |

Thủy điện trên Tây Nguyên đồng loạt xả lũ dồn dập xuống sông Ba gây áp lực lớn đến thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện bậc cuối trên sông Ba. Hậu quả là người dân vùng hạ lưu Phú Yên đối mặt tình cảnh nhà cửa chìm trong biển nước, tài sản mất trắng. Trong khi đó, tại Khánh Hòa mưa lớn cộng với việc xả nước ở các hồ chứa làm lũ trên sông Cái và sông Dinh lên nhanh, hàng trăm người dân phải đi sơ tán...