Lộ "lá bùa" để dự án 1.000 tỉ san lấp đất rừng khi chưa đầy đủ thủ tục

Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Ngày 22.5, Báo Lao Động có bài "Dự án 1.000 tỉ ngang nhiên san lấp đất rừng khi chưa đầy đủ thủ tục" phản ánh về việc Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn (KĐT Đông Trường Sơn), xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn đào bới nhiều hecta đất đồi, rừng khi chưa đầy đủ thủ tục.

Bài viết đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, bạn đọc băn khoăn vì sao một dự án lớn, đào bới nhiều hecta đất đồi, rừng khi chưa đầy đủ thủ tục mà vẫn diễn ra một cách ngang nhiên. 

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, để làm được điều này, chủ đầu tư của dự án KĐT Đông Trường Sơn đã có một văn bản được coi là "lá bùa hộ mệnh". Cụ thể, ngày 15.4.2022, UBND huyện Lương Sơn đã chấp thuận cho chủ đầu tư KĐT Đông Trường Sơn được phép phát quang, mở đường phục vụ khoan khảo sát địa chất trong dự án.

Chủ đầu tư được phép phát quang cây, cỏ và mở đường để máy móc, phương tiện phục vụ khoan khảo sát bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công hạ tầng kỹ thuật, thời gian thực hiện từ tháng 4 đến hết tháng 9.2022.

Hơn 7ha diện tích được đào bới, san hạ khi chưa được phép. Ảnh: MN.
Hơn 7ha diện tích được đào bới, san hạ khi chưa được phép. Ảnh: MN

Sau đó, sự việc được nhiều cơ quan báo chí phản ánh chủ đầu tư KĐT Đông Trường Sơn tự ý san gạt, khởi công xây dựng công trình khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Ngay sau đó, UBND huyện Lương Sơn đã có báo cáo mang tính giải thích cho sự việc trên và cho biết đã chỉ đạo UBND xã Tân Vinh thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư theo quy định.

Nhiều công trình kiên cố đã được xây dựng cùng với sự hoạt động của hàng chục phương tiện tại dự án. Ảnh: MN.
Nhiều công trình kiên cố đã được xây dựng cùng với sự hoạt động của hàng chục phương tiện tại dự án. Ảnh: MN

Cụ thể, theo UBND huyện Lương Sơn, trong quá trình thực hiện phát quang, mở đường phục vụ khoan khảo sát địa chất đã gặp một số khó khăn nên chủ đầu tư không thể tiến hành phát quang, mở đường. Vì vậy, chưa đủ số liệu khảo sát địa chất phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thiết kế cơ sở, Thiết kế bản vẽ thi công.

Bên cạnh đó, do thực tế có một số hộ có hành vi tái lấn chiếm đối với diện tích đất đã giải phóng mặt bằng nên chủ đầu tư phải tiến hành san, gạt bảo vệ mặt bằng chống tái lấn chiếm.

Ngoài ra, một lý do khác là để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, chủ đầu tư đã khởi công xây dựng công trình khi chưa được giao mặt bằng.

Hiện trạng dự án KĐT Đông Trường Sơn.

Bên cạnh việc cho phép được phát quang, mở đường thì ngày 30.3.2023, UBND huyện Lương Sơn đã ra văn bản yêu cầu Công ty TNHH Legacy Riverside (chủ đầu tư dự án KĐT Đông Trường Sơn) sớm hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, đánh giá tác động môi trường, giấy phép xây dựng làm cơ sở khởi công xây dựng dự án theo đúng tiến độ đề ra.

Đồng thời, nghiêm cấm đơn vị này khởi công xây dựng, san hạ mặt bằng làm thay đổi hiện trạng khu đất quy hoạch khi chưa có Giấy phép xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công của cơ quan có thẩm quyền.

Theo ghi nhận của PV, dự án đã xây dựng một con đường kiên cố, có bảo vệ và chắn gác. Bên trong là đại công trường đã được san lấp diện tích rất lớn.

Những hoạt động trái phép được che mờ bởi hàng cây và khu dân cư ven đường. Ảnh: MN.
Những hoạt động trái phép được che mờ bởi hàng cây và khu dân cư ven đường. Ảnh: MN

Người dân xã Tân Vinh cho biết, dự án trên bắt đầu san lấp từ nhiều năm nay, đến năm 2023 mới làm ồ ạt.

Theo báo cáo ngày 4.4 của UBND xã Tân Vinh, trong thời gian qua, chủ đầu tư đã tự ý tiến hành san gạt đất, làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất với tổng diện tích khoảng 5ha thuộc đất rừng sản xuất, đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản...

Đến ngày 4.5, địa phương tiếp tục kiểm tra tình hình thực hiện dự án KĐT Đông Trường Sơn thì phát hiện đơn vị này đã mở rộng diện tích đất san gạt thêm khoảng 2ha. UBND xã Tân Vinh nhận định việc thực hiện san gạt đất của Công ty TNHH Legacy Riverside chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép, chưa được giao đất để thực hiện dự án, chưa có thông báo khởi công, chưa có giấy phép xây dựng.

Tháng 8.2019, UBND tỉnh Hoà Bình đã chấp thuận chủ trương KĐT Đông Trường Sơn. Quy mô dự án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội và công trình dịch vụ trên diện tích đất là 98ha với chi phí triển khai dự kiến hơn 1.000 tỉ đồng.

Thời gian thực hiện dự án, Quý II năm 2022 hoàn thành các hạng mục dự án theo quy hoạch được duyệt.

Minh Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đất rừng, villa được rao bán siêu rẻ trên mạng xã hội

Thu Giang |

Chỉ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng/m2, nhiều mảnh đất rừng, villa ở lân cận TP Hà Nội đang được rao bán với mức giá rẻ giật mình.

Đắk Nông cấp chứng nhận đầu tư cho hai dự án thủy điện trên đất rừng

Phan Tuấn |

UBND tỉnh Đắk Nông đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án thủy điện có tổng công suất 11MW trên đất rừng chưa được chuyển đổi và chồng lấn với đất quốc phòng. Hệ quả là đã 16 năm trôi qua dự án vẫn chưa hoàn thành để đồng hành với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Dự án 1.000 tỉ ngang nhiên san lấp đất rừng khi chưa đầy đủ thủ tục

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp với mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng đang ngang nhiên san lấp nhiều ha đất rừng trong khi chưa đầy đủ thủ tục.

Tập đoàn Đèo Cả bị mời làm việc khi hàng nghìn m2 rừng tự nhiên bị tàn phá

NGỌC VIÊN |

Quảng Ngãi - Từ thông tin người dân tố cáo, Tập đoàn Đèo Cả - nhà thầu đang thi công dự án tuyến cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - ngang nhiên san ủi đường vào khu vực cấm, tàn phá hàng nghìn m2 rừng tự nhiên, Hạt kiểm lâm thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu đơn vị này cung cấp hồ sơ liên quan đến vụ việc.

Hiện trạng 5 công trình, dự án phải về đích trước ngày 2.9 ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, đến ngày 2.9, 5 công trình, dự án trọng điểm của TP phải hoàn thành và tổ chức khánh thành.

Nước hồ cạn trơ đáy khiến ''lá phổi xanh'' lớn nhất Hà Nội tiêu điều

MINH HÀ - QUỲNH TRANG |

Theo phản ánh của người dân, tình trạng hồ tại công viên Bách Thảo (Ba Đình, Hà Nội) cạn kiệt nguồn nước đã xảy ra từ nhiều tháng nay. Đây là hồ nước tự nhiên phụ thuộc vào nước mưa, do nắng nóng kéo dài và không có đường cấp nước nên nước hồ bị cạn kiệt, chỉ còn lại ao tù gây ô nhiễm, mất mỹ quan trong công viên.

Bão Mawar bắt đầu gây ảnh hưởng mạnh

Song Minh |

Bão Mawar tiếp tục di chuyển chậm, nhưng đã gây ảnh hưởng lớn đến hàng chục nghìn người ở Philippines.

Cần cấm ngay thuốc lá điện tử tại Việt Nam

NHÓM PV |

Hình ảnh học sinh, giới trẻ sử dụng thuốc lá điện tử công khai, phổ biến nhiều nơi là hiện tượng đáng báo động. Hưởng ứng ngày Thế giới không hút thuốc lá 31.5 năm nay, vấn đề giới trẻ lạm dụng thuốc lá điện tử đã và đang được các đại biểu Quốc hội quan tâm lên tiếng

Đất rừng, villa được rao bán siêu rẻ trên mạng xã hội

Thu Giang |

Chỉ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng/m2, nhiều mảnh đất rừng, villa ở lân cận TP Hà Nội đang được rao bán với mức giá rẻ giật mình.

Đắk Nông cấp chứng nhận đầu tư cho hai dự án thủy điện trên đất rừng

Phan Tuấn |

UBND tỉnh Đắk Nông đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án thủy điện có tổng công suất 11MW trên đất rừng chưa được chuyển đổi và chồng lấn với đất quốc phòng. Hệ quả là đã 16 năm trôi qua dự án vẫn chưa hoàn thành để đồng hành với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Dự án 1.000 tỉ ngang nhiên san lấp đất rừng khi chưa đầy đủ thủ tục

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp với mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng đang ngang nhiên san lấp nhiều ha đất rừng trong khi chưa đầy đủ thủ tục.