Lo kết cục trạm thu phí xe vào nội đô dang dở như BRT, đường sắt trên cao

Phạm Đông |

Hà Nội - Nhìn vào các dự án nhằm hạn chế xe cá nhân, tăng cường giao thông công cộng của Thành phố Hà Nội thời gian qua, người dân Thủ đô có lý do để nghi ngại đề án thu phí xe vào nội đô cũng có thể phá sản nếu không tính toán kỹ lưỡng.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có thông tin chính thức về Đề án thu phí xe vào nội đô. Trong đó, đề án nhấn mạnh giải pháp thu phí đi vào một số khu vực nhằm hạn chế ùn tắc giao thông là cần thiết. Nhiều bạn đọc đã có những nhìn nhận về đề án này.

Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, Hà Nội chưa nên triển khai việc thu phí ôtô đi vào khu vực nội đô.

Theo bạn đọc Nhuhoaxxx@gmail.com, Hà Nội vẫn còn những tồn tại, ngổn ngang với một số công trình, dự án giao thông trọng điểm. Khi đầu tư xây dựng tuyến BRT 01, TP.Hà Nội đặt kỳ vọng tuyến xe buýt nhanh này có sức chuyên chở lớn, tốc độ nhanh, vận hành liên tục và có khả năng thay thế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, sau 5 năm đưa vào hoạt động, các mục tiêu trên đều không đạt được. Rồi việc trang bị xe đạp cho công an các phường Hà Nội đi lại giờ cũng đã thất bại.

Gần đây nhất là tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, mặc dù chưa chính thức vận hành nhưng thời gian kéo dài, đầu tư đội vốn cũng dẫn đến lãng phí. Hay như các dự án đường vành đai cũng đang dang dở…

Vì vậy, khi Hà Nội đưa ra kế hoạch lắp đặt 87 trạm thu phí với mức đầu tư lên đến hơn 2.500 tỉ đồng với mục đích giảm phương tiện cá nhân, trong khi các dự án, đề án phát triển giao thông công cộng bị đình trệ, vấn đề lãng phí, chống lãng phí cần phải đặt ra. Nhất là trong bối cảnh, doanh nghiệp, người dân vừa trải qua một cơn lao đao do dịch bệnh COVID-19…

Bạn đọc Thomashoangxx@gmail.com: Để giảm ùn tắc giao thông không phải toàn bộ lỗi của ôtô mà xe máy đang chiếm phần đa số. Chính vì vậy, cần tìm cách giảm số xe máy lưu thông, đặc biệt là xe cũ nát thì sẽ giảm ùn tắc giảm ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, bạn đọc cũng đề nghị xây dựng một hệ thống xe buýt, vận tải công cộng an toàn và sạch đẹp. Cần xây dựng các điểm chung chuyển tiện lợi an toàn ở các cửa ngõ vào Hà Nội, giải tỏa các nút thắt giao thông trong nội thành. Nếu làm được những việc ấy, người dân sẽ không tự lái xe vào nội thành, không phải lo tìm bãi gửi xe, đảm bảo an toàn.

Bạn đọc Quangtrungxx@gmail.com: Chưa có cơ sở nào để nói thu phí sẽ làm giảm lượng xe vào nội thành, vì thực tế người dân chỉ vào đó khi có công việc. Bên cạnh đó, việc thu phí sẽ dẫn đến ùn tắc hơn vì xe phải chạy chậm lại và như vậy lượng khí thải sẽ tăng lên chứ không giảm đi. Đặc biệt, cho đến nay vẫn đang thu phí đường bộ nên nếu thu chỉ để đủ bù đắp chi phí đầu tư là không hợp lý. Chi phí thu phụ thuộc vào lượng xe, thời gian thu, cơ sở hạ tầng phục vụ thu, định thu bảo nhiêu năm.

Bạn đọc Nguyenphuongthaoxxx@gmail.com cho biết, Hà Nội và cả nước vừa trải qua đợt dịch thứ 4, người dân gặp khó khăn, ngân sách bị ảnh hưởng nên đề án này không hợp lý. Nếu chi ra 1 khoản tiền khổng lồ xong lại thu tiền 100.000 đồng/lượt như vậy, những người ở ngoại thành đi làm trong nội đô không thể chịu nổi. Do đó, bạn đọc này đề xuất khoản chi ra để làm các trạm đó nên dùng để sửa chữa nâng cấp đường giao thông.

Bạn đọc Nguyenhiepxxx@gmail.com đặt vấn đề, sẽ như thế nào nếu sau Hà Nội, các địa phương khác cũng dựng trạm thu phí vào địa phương mình. Rồi phương pháp thu sao cho minh bạch để không thất thoát, giống như thời gian đầu thu phí đường bộ cũng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Cũng theo bạn đọc, trước mắt nếu đề án thu phí xe vào nội đô không được tính toán có thể phá sản. Cần xem xét việc đầu tư 2.500 tỉ đồng cho xây dựng trạm phí có lãng phí nguồn lực không, nhất là trong thời điểm kinh tế chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

87 trạm thu phí xe vào nội thành Hà Nội: Có giảm tắc, tăng thu?

nhóm pv |

Đề án sẽ xây dựng 87 trạm thu phí phương tiện ô tô đi vào nội đô Hà Nội từ năm 2025 đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và nhất là các chủ phương tiện ô tô thường xuyên đi lại tại Hà Nội. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với TS Phan Lê Bình - Chuyên gia giao thông để cùng phân tích và bàn luận kỹ hơn về đề xuất này.

Ở ngoại thành bị thu phí xe vào nội đô làm việc: Ngược chủ trương giãn dân?

Phạm Đông |

Hà Nội - Đề án thu phí xe vào nội đô có thể khiến nhiều người đang có nhà ngoại thành chuyển sang mua nhà nội thành để gần nơi làm việc và không phải “gánh” phí cùng nhiều phiền phức đi lại.

Sở GTVT Hà Nội: Mức thu phí xe vào nội đô không thể quá thấp

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, mức thu phí là biện pháp tài chính tác động đến hành vi người tham gia giao thông. Mức thu phí xe vào nội đô phải có đủ tác động đến hành vi người tham gia giao thông, nếu thu thấp quá thì không tác động được.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

87 trạm thu phí xe vào nội thành Hà Nội: Có giảm tắc, tăng thu?

nhóm pv |

Đề án sẽ xây dựng 87 trạm thu phí phương tiện ô tô đi vào nội đô Hà Nội từ năm 2025 đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và nhất là các chủ phương tiện ô tô thường xuyên đi lại tại Hà Nội. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với TS Phan Lê Bình - Chuyên gia giao thông để cùng phân tích và bàn luận kỹ hơn về đề xuất này.

Ở ngoại thành bị thu phí xe vào nội đô làm việc: Ngược chủ trương giãn dân?

Phạm Đông |

Hà Nội - Đề án thu phí xe vào nội đô có thể khiến nhiều người đang có nhà ngoại thành chuyển sang mua nhà nội thành để gần nơi làm việc và không phải “gánh” phí cùng nhiều phiền phức đi lại.

Sở GTVT Hà Nội: Mức thu phí xe vào nội đô không thể quá thấp

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, mức thu phí là biện pháp tài chính tác động đến hành vi người tham gia giao thông. Mức thu phí xe vào nội đô phải có đủ tác động đến hành vi người tham gia giao thông, nếu thu thấp quá thì không tác động được.