Livestream xúc phạm người khác trên mạng xã hội, có thể bị phạt tù

Nam Dương |

Hiện nay có tình trạng một số người sử dụng mạng xã hội để livestream và sử dụng các từ ngữ mang tính bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác. Vậy hành vi nói trên sẽ bị xử lý như thế nào?

Về vấn đề này, luật sư Ngô Việt Bắc, Đoàn Luật sư TPHCM, cho biết: Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của mỗi người và được ghi nhận tại Hiến pháp.

Cụ thể tại Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, có thể hiểu rằng, tự do ngôn luận cần đặt trong một khuôn khổ theo pháp luật quy định nhằm không bị lợi dụng dẫn tới ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác, cũng như làm lệch lạc thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng.

Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp 2013, quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Quyền này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”.

Luật sư Ngô Việt Bắc cho biết thêm: Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyên điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, quy định như sau: “Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân...”.

Trường hợp tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng, theo quy định tại Khoản 2, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Người vi phạm còn phải có trách nhiệm khắc phụ hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội, theo Khoản 2, Điều 155 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm với tình tiết định khung là “Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”.

Việc sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi phạm tội được xem là tình tiết tăng nặng. Vì trong điều kiện hiện nay, thông qua mạng máy tính, phương tiện điện tử có thể loan truyền nhanh và diện rộng lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhân phẩm, danh dự của người khác. Yếu tố này có thể tác động mạnh hơn đến tâm lý của người bị làm nhục, dẫn đến trầm cảm suy sụp về tinh thần, gây rối loạn hành vi của nạn nhân.

Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị xúc phạm, ảnh hưởng danh dự nhân phẩm nếu có thiệt hại xảy ra theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Mức thiệt hại được quy định chi tiết tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Bà Nguyễn Phương Hằng giải trình, hứa không livestream xúc phạm người khác

Thế Lâm |

Theo xác nhận của Chánh Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM Nguyễn Đức Thọ, cơ quan này đã có buổi làm việc với đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Phương Hằng - vợ ông Huỳnh Uy Dũng (còn gọi là Dũng “lò vôi”).

Bùng nổ livestream quảng cáo bán hàng không rõ nguồn gốc

Cao Nguyên |

Dịch COVID-19 khiến các giao dịch truyền thống giảm, ngược lại tốc độ tăng trưởng của các giao dịch thương mại điện tử bứt phá. Hoạt động mua bán trên mạng xã hội ngày càng bùng nổ kéo theo việc các đối tượng lập nhiều tài khoản Facebook, Zalo… chụp ảnh sản phẩm, dùng địa chỉ bán hàng không rõ ràng, phát hình trực tiếp (livestream) và đăng bài quảng cáo về mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... không đúng với bản chất thật của hàng hoá.

Livestream - từ "ngôi sao" bán hàng đến “ngôi sao” lệch chuẩn xã hội

Thế Lâm |

Ngay khi xuất hiện trên Facebook, dịch vụ livestream dường như đã tạo ra một “đài truyền hình” với hàng tỉ “nhà đài” lớn nhỏ.

Phối hợp đồng bộ, tăng cường quản lý, xử lý kiểm soát livestream trên mạng xã hội

Đình Trường |

Cơ quan chức năng vừa đưa ra thông báo sẽ tiếp tục siết chặt quản lý vấn đề livestream trên mạng xã hội. Động thái được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện hiện tượng một số đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Bà Nguyễn Phương Hằng giải trình, hứa không livestream xúc phạm người khác

Thế Lâm |

Theo xác nhận của Chánh Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM Nguyễn Đức Thọ, cơ quan này đã có buổi làm việc với đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Phương Hằng - vợ ông Huỳnh Uy Dũng (còn gọi là Dũng “lò vôi”).

Bùng nổ livestream quảng cáo bán hàng không rõ nguồn gốc

Cao Nguyên |

Dịch COVID-19 khiến các giao dịch truyền thống giảm, ngược lại tốc độ tăng trưởng của các giao dịch thương mại điện tử bứt phá. Hoạt động mua bán trên mạng xã hội ngày càng bùng nổ kéo theo việc các đối tượng lập nhiều tài khoản Facebook, Zalo… chụp ảnh sản phẩm, dùng địa chỉ bán hàng không rõ ràng, phát hình trực tiếp (livestream) và đăng bài quảng cáo về mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... không đúng với bản chất thật của hàng hoá.

Livestream - từ "ngôi sao" bán hàng đến “ngôi sao” lệch chuẩn xã hội

Thế Lâm |

Ngay khi xuất hiện trên Facebook, dịch vụ livestream dường như đã tạo ra một “đài truyền hình” với hàng tỉ “nhà đài” lớn nhỏ.

Phối hợp đồng bộ, tăng cường quản lý, xử lý kiểm soát livestream trên mạng xã hội

Đình Trường |

Cơ quan chức năng vừa đưa ra thông báo sẽ tiếp tục siết chặt quản lý vấn đề livestream trên mạng xã hội. Động thái được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện hiện tượng một số đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật.