Lao động tự do như bán vé số, làm vườn… có được nhận hỗ trợ?

Bảo Hân |

Thời gian vừa qua, đường dây nóng Báo Lao Động nhận được nhiều câu hỏi của những lao động tự do hỏi mình làm những công việc như bán vé số, làm vườn, phục vụ quán ăn… thì có thuộc đối tượng được hỗ trợ khó khăn do COVID-19 hay không?

Về hỗ trợ người lao động tự do bị mất việc làm, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, theo quy định tại điểm 12 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 của Chính phủ, đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác:

Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.

Như vậy, ở mỗi địa phương sẽ xác định tiêu chí đối tượng cụ thể là ai được hỗ trợ chứ không phải tất cả lao động tự do sẽ được hỗ trợ.

Ví dụ, tại Tiền Giang, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 20.7.2021 để quy định cụ thể việc hỗ trợ theo chính sách riêng của tỉnh đối với người lao động tự do trên địa bàn tỉnh.

Theo quyết định này, về đối tượng hỗ trợ: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm thuộc các nhóm công việc cụ thể như: Người lao động tự làm hoặc làm thuê thuộc các nhóm, lĩnh vực sau:

- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định.

- Làm công việc thu gom rác, phế liệu.

- Làm công việc bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách.

- Người bán lẻ xổ số lưu động.

- Người tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe. Trường hợp có từ 2 người trở lên tự làm tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe không đủ điều kiện được hỗ trợ theo chính sách đối với hộ kinh doanh theo quy định tại điểm 10 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP thì chỉ 01 người đại diện hộ kinh doanh được hỗ trợ.

- Người tự làm hoặc làm thuê trong cơ sở làm đẹp (thẩm mỹ, xăm mình, cắt tóc, uốn tóc, nail, spa và làm đẹp khác).

- Phục vụ trong quán bar, vũ trường, karaoke, câu lạc bộ bi-da, các tụ điểm hát với nhau, rạp chiếu phim, rạp hát, câu lạc bộ khiêu vũ, các điểm truy cập internet và trò chơi điện tử.

- Phục vụ tại các cơ sở tập luyện thể dục thể thao: Thể dục thẩm mỹ, aerobic, phòng tập gym, hồ bơi, yoga, võ thuật (huấn luyện viên, người hướng dẫn, phục vụ,…).

- Lao động giúp việc gia đình.

Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động làm việc thời vụ, khoán việc tại các doanh nghiệp bị mất việc làm thuộc các lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch.

Điều kiện được hỗ trợ: Bị mất việc làm từ 15 ngày liên tục trở lên khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc phải tạm dừng hoạt động để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19, trong thời gian từ ngày 1.5.2021 đến ngày 31.12.2021; có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19.11.2015 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 trong thời gian bị mất việc; cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo quy định của Luật Cư trú.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Dịch COVID-19 khiến 1,4 triệu người lao động tự do không có việc làm

ANH THƯ |

Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, ảnh hưởng dịch COVID-19, tỷ lệ lao động phi chính thức (lao động tự do) cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Nhiều lao động tự do ở TPHCM chưa nhận được hỗ trợ do đâu?

MINH QUÂN |

Để nhận hỗ trợ, người lao động tự do cần có nơi cư trú hợp pháp trên địa bàn TPHCM và thu nhập dưới mức chuẩn cận nghèo của TPHCM (4 triệu đồng/người/tháng).

Đắk Lắk gặp khó khi rà soát tổng thể số lao động tự do được hưởng hỗ trợ

BẢO TRUNG |

Hiện, chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk đang gặp một số khó khăn nhất định khi thống kê, rà soát số lượng lao động tự không có giao kết hợp đồng lao động nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Dịch COVID-19 khiến 1,4 triệu người lao động tự do không có việc làm

ANH THƯ |

Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, ảnh hưởng dịch COVID-19, tỷ lệ lao động phi chính thức (lao động tự do) cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Nhiều lao động tự do ở TPHCM chưa nhận được hỗ trợ do đâu?

MINH QUÂN |

Để nhận hỗ trợ, người lao động tự do cần có nơi cư trú hợp pháp trên địa bàn TPHCM và thu nhập dưới mức chuẩn cận nghèo của TPHCM (4 triệu đồng/người/tháng).

Đắk Lắk gặp khó khi rà soát tổng thể số lao động tự do được hưởng hỗ trợ

BẢO TRUNG |

Hiện, chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk đang gặp một số khó khăn nhất định khi thống kê, rà soát số lượng lao động tự không có giao kết hợp đồng lao động nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.